Nên uống bột sắn dây sống hay chín?
08:14 30/5/2023 08:14 30/5/2023 Sức khỏe Dinh dưỡng
0
Nhiều người thường pha bột sắn dây để uống trong mùa hè, vậy nhưng nên uống bột sắn dây sống hay chín?
06/06/2023 (12:02:27)
Sau 3 tháng dùng son không rõ nguồn gốc, người phụ nữ phát hiện môi ngày càng thâm sạm, bong vảy, khô ngứa.
Son môi giá rẻ khiến nhiều bệnh nhân nữ phải nhập viện do kích ứng, tăng sắc tố, viêm nhiễm. Ảnh minh hoạ: Pexels. |
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, bác sĩ chuyên khoa I Trần Hạnh Vy, khoa Da Liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh nhân là bà T.N.C., 37 tuổi, sống tại TP.HCM.
Sau 3 tháng dùng loại son môi mới, bà C. nhận thấy môi ngày càng có tình trạng bất thường nên nhanh chóng đến bệnh viện.
Tại khoa Da Liễu - Thẩm mỹ da, bà C. được chẩn đoán tăng sắc tố do son môi không rõ nguồn gốc.
May mắn, bà C. phát hiện và đến khám sớm nên chỉ cần điều trị dưỡng ẩm và sử dụng liệu pháp laser, tái tạo da vùng môi để cải thiện tình trạng tăng sắc tố.
"Tình trạng tăng sắc tố do son sẽ kéo dài dai dẳng và đòi hỏi người bệnh kiên trì, tuân thủ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần ngưng sử dụng son và tránh thoa bất kỳ sản phẩm nào khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ vì sẽ làm điều trị khó khăn và tình trạng trầm trọng hơn", bác sĩ Vy nhận định.
Trong khi đó, bà N.T.M. (45 tuổi, sống tại TP.HCM) nhập viện trong tình trạng nặng hơn chỉ sau một tháng dùng son handmade không rõ nguồn gốc. Khi thấy tình trạng quá khó chịu, môi châm chích, khô rát, ngứa râm ran, bong vảy, người phụ nữ mới đến đến bệnh viện.
Tình trạng môi thâm sạm, bong vảy của bà N.T.M. khi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Ảnh: BSCC. |
"Bệnh nhân được chẩn đoán viêm da tiếp xúc kích ứng ở môi nên được điều trị kháng viêm, dưỡng ẩm phù hợp và liệu pháp ánh sáng giảm viêm tại chỗ. Tuy nhiên, tình trạng viêm da môi do tiếp xúc kích ứng thường kéo dài và cần thời gian khá lâu để hồi phục", bác sĩ Vy nhận định.
Bác sĩ Vy phân tích môi là vùng bệnh nhân tiếp xúc với thức ăn, nước uống thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cũng có những phản xạ liếm môi do khô môi tự nhiên, dẫn đến việc điều trị và hồi phục vùng da này sẽ khó khăn hơn những vùng khác.
"Những trường hợp này, chúng tôi khuyến cáo người bệnh nên kiên trì và tái khám đúng hẹn, tránh thoa bất kỳ sản phẩm nào khác mà chưa có chỉ định vì sẽ làm tình trạng viêm da môi trầm trọng hơn", nữ bác sĩ nói thêm.
Về nguyên nhân dẫn đến tăng sắc tố, kích ứng do son môi, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nhấn mạnh các loại son không rõ nguồn gốc hoặc có bảng thành phần không lành tính rất dễ gây ra tình trạng này.
"Tình trạng nhẹ khi dùng các loại son này là khô môi, bong vảy, nhưng nặng hơn, người dùng có thể bị nổi mụn nước ở viền môi hoặc rỉ dịch, thậm chí có nhiều trường hợp môi bị sưng, viêm nhiễm khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống cũng như giao tiếp hàng ngày", bác sĩ Thảo phân tích.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là người bệnh dị ứng với một số thành phần có trong son môi. Điển hình như các hoạt chất dưỡng ẩm được chiết xuất từ dầu (như hạt thầu dầu...), chất tạo màu, tạo mùi cũng là yếu tố hàng đầu gây ra viêm nhiễm, tiếp xúc dị ứng.
Ngoài ra, khi sản xuất son môi, việc điều chế hoạt chất để tăng tính bảo quản cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây kích ứng, dẫn đến tình trạng thâm, sần môi.
"Nhiều ý kiến cho rằng dùng thỏi son không mùi sẽ tránh được các tình trạng nêu trên, tuy nhiên, bên trong thành phần son vẫn có các chất tạo mùi để ức chế các mùi hắc của các hoạt chất khác. Chính vì vậy, dùng thỏi son kém chất lượng, khi thoa lên môi vẫn có tình trạng dị ứng và kích ứng", bác sĩ Thảo lưu ý.
Môi chịu tác động từ các yếu tố môi trường nên đây là vùng bao phủ cơ thể nhạy cảm và dễ bị lão hóa nhất. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dùng chỉ nên sử dụng sản phẩm được sự chấp thuận của cơ quan y tế có thẩm mỹ.
Khi chọn son môi, bạn chú ý không dùng thỏi son chứa chất gây dị ứng. Để xác định thỏi son này có dị ứng với cơ thể hay không, chúng ta có thể thoa thử lên một vùng da nhỏ để kiểm tra trước khi thoa lên toàn bộ vùng môi.
Ngoài ra, son môi cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, đậy nắp kín ngay sau khi sử dụng, không dùng thỏi son đã bị khui quá lâu.
Bạn có thường xuyên quên để điện thoại ở đâu? Không nhớ ra mình đã khóa cửa nhà chưa? hay quên cuộc hẹn quan trọng với đối tác? Bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải mình bị suy giảm trí nhớ hay không?
Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách cũng tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.
Bích Huệ - Thảo Uyên
Theo: ZINGNEWS.VN |