Bộ Y tế yêu cầu theo dõi người bệnh tay chân miệng
13 giờ trước 16:55 12/6/2023 Sức khỏe Bệnh thường gặp
0
Trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó, 3 ca tử vong (tăng 2 ca so với cùng kỳ 2022).
13/06/2023 (06:02:38)
Khàn tiếng có thể do ho, cảm cúm, uống rượu bia nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản.
Khàn họng có thể là triệu chứng của tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản. Ảnh: Freepik. |
Khàn tiếng là khi giọng nói thay đổi, âm thanh phát ra rè, khàn hơn bình thường. Thậm chí, người bệnh cố gắng nói nhưng người đối diện rất khó nghe được.
Theo các bác sĩ Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), thông thường, khàn tiếng có thể hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài trên 2 tuần không rõ nguyên nhân, rất có thể người bệnh có thể tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.
Khoảng 1/3 dân số bị khàn tiếng ít nhất một lần trong đời, có thể tự nhiên bị khàn tiếng, thỉnh thoảng bị khàn tiếng, khàn tiếng nhưng không đau họng, khàn tiếng đau họng, khàn tiếng có đờm…
Số lần bị khàn tiếng xảy ra nhiều hơn ở nhóm người làm nghề sử dụng giọng nói nhiều, liên tục như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên, người dẫn chương trình… hay ở người mắc bệnh các bệnh lý làm tổn thương dây thanh quản.
Khàn tiếng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng giọng nói quá
Khàn tiếng cũng có thể là biểu hiện của việc sử dụng quá nhiều rượu bia. Ảnh: Freepik. |
Thay vì đi khám để tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc, nhiều người chọn các cách chữa khàn tiếng tại nhà, cấp tốc... theo các phương pháp trên mạng. Tuy nhiên, không phải kiểu khàn họng nào cũng có thể điều trị bằng các phương pháp giống nhau.
Nếu đi khám chuyên khoa, tùy thuộc vào nguyên nhân gây khàn giọng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu khàn họng do lối sống sinh hoạt, bác sĩ tư vấn về lối sống, điều chỉnh giờ giấc, thói quen ăn uống, giảm các hoạt động nói to, nói nhiều…
Nếu khàn tiếng do cảm cúm, viêm họng, ho…, bệnh nhân cần uống đồ ấm và bổ dưỡng như trà gừng ấm, trà mật ong hoa cúc, chanh đào mật ong…
Nếu khàn tiếng do bệnh viêm họng, cảm cúm, ho, sốt, trào ngược dạ dày, dị ứng…, bệnh nhân phải điều trị bệnh lý.
Nếu khàn tiếng do các tổn thương dây thanh, ung thư thanh quản, người bệnh có thể phải phẫu thuật, thậm chí xạ trị, hóa trị, thực hiện các phương pháp nhắm đích…
Ngoài ra, các bác sĩ Bệnh viện quận 11 cũng đưa ra một số gợi ý giúp mọi người hạn chế khả năng bị khàn tiếng như:
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của nhóm tác giả Michael CrupainMichael RoizenTed Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.
Linh Thùy
Theo: ZINGNEWS.VN |