14/02/2023 (10:26:12)
Di truyền học có thể giải thích lý do một số người chưa bao giờ mắc Covid-19, nhưng chúng ta không nên quá tập trung vào việc tìm hiểu chúng.
Đột biến gen có thể giải thích tại sao một số người chưa bao giờ mắc Covd-19. Ảnh: Shutterstock. |
Theo The Conversation, hơn 3 năm kể từ ca mắc Covid-19 đầu tiên được biết đến, cả thế giới đã chứng kiến hàng trăm triệu ca nhiễm. Có thể bạn đã từng mắc bệnh ít nhất một lần, nhưng đến nay, nhiều người vẫn chưa mắc loại virus nguy hiểm này.
Năm 2022, tiến sĩ Lindsay Broadbent, giảng viên bộ môn Virus học, Đại học Surrey (Vương quốc Anh), đã có bài viết những người chưa mắc Covid-19.
Trong đó, bà đặt ra nhiều câu hỏi về lý do nhiều người miễn nhiễm với loại virus này, như họ sở hữu một số đột biến gen thuận lợi. Phải chăng họ đã miễn dịch bằng cách nào đó, hay đơn giản đó là sự may mắn?
Tuy nhiên, tiến sĩ Lindsay Broadbent không thể chỉ ra vì sao một số người không mắc Covid-19 trong một thời gian dài như vậy.
"Năm 2020, chúng ta đã chứng kiến nhiều quá trình nghiên cứu về SARS-CoV-2 với tốc độ chưa từng thấy, đồng thời phát triển các phương pháp điều trị và vaccine. Nhưng mức kinh phí và sự hợp tác khó có thể duy trì trong một thế giới có quá nhiều lĩnh vực nghiên cứu đáng giá", tiến sĩ Lindsay Broadbent cho biết.
Mặc dù sẽ mất một thời gian trước khi chúng ta có câu trả lời từ những nghiên cứu này, các nhà khoa học tin rằng có một nhóm nhỏ người miễn dịch tự nhiên với virus SARS-CoV-2 nhờ gene của họ.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ dẫn đầu nhóm chuyên gia quốc tế COVID Human Genetic Effort chuyên tìm hiểu các yếu tố di truyền và miễn dịch ảnh hưởng khả năng mắc Covid-19, đã sàng lọc những người phơi nhiễm với virus nhưng chưa từng nhiễm chúng.
Những người này bao gồm nhân viên y tế hoặc, sống trong một hộ gia đình có trường hợp mắc Covid-19. Các nhà khoa học đã kiểm tra DNA của họ và tìm kiếm các đột biến bất thường có thể giải thích khả năng kháng virus SARS-CoV-2.
Đây có thể là đột biến trong các thụ thể tế bào hoặc enzym cần thiết để virus xâm nhập vào tế bào, hoặc đột biến ở gene liên quan phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng.
Minh họa khái niệm về đột biến gene. Ảnh: Canva. |
Nghiên cứu tìm cách phát hiện ra những điểm bất thường trong DNA hay còn gọi là nghiên cứu kết hợp trên toàn bộ gene, có thể xác định các đột biến gene khiến một số người có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác như HIV và norovirus (virus gây nôn và tiêu chảy).
Nếu có thể xác định lý do một số người miễn dịch với một loại virus cụ thể, về mặt lý thuyết, kiến thức đó có thể được sử dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm.
Có thể, đó không phải là đột biến ở một gene mà là sự kết hợp của các đột biến ở nhiều gene, khiến một số ít người miễn dịch với Covid-19.
Tuy nhiên, nhắm mục tiêu nhiều gene mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, có thể phức tạp và khiến việc khai thác kiến thức này cho các loại thuốc chống Covid-19 trở nên khó khăn.
Nhưng việc hiểu được các đột biến gene có thể cung cấp thông tin giá trị về cách virus SARS-CoV-2 lây nhiễm và gây bệnh cho người. Nói cách khác, nó có thể thú vị về mặt khoa học, song có lẽ không đáng chú ý về mặt lâm sàng.
Mặc dù sẽ mất một thời gian trước khi chúng ta có câu trả lời từ những nghiên cứu này, các nhà khoa học tin rằng có một nhóm nhỏ mang miễn dịch tự nhiên với SARS-CoV-2 nhờ gene của họ.
Mặc dù SARS-CoV-2 tiếp tục lây nhiễm cho mọi người trên khắp thế giới và liên tục biến đổi, phát triển thành các biến thể mới, nhìn chung, mức độ nghiêm trọng của nó đã giảm đi rất nhiều nhờ có vaccine hiệu quả.
Đồng thời, theo báo cáo tại Vương quốc Anh, ước tính khoảng 2 triệu người mắc hội chứng Covid-19 kéo dài, trong đó gần 1/5 người xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, khiến cuộc sống thường ngày của họ gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù có một số giả thuyết về nguyên nhân gây ra hội chứng này, bao gồm cục máu đông nhỏ trong máu và tình trạng viêm mạn tính, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích lý do một số người bị ảnh hưởng, nhiều người khác thì không.
Vì vậy, có lẽ trọng tâm của chúng ta nên chuyển từ tìm hiểu các yếu tố di truyền quyết định khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 sang khám phá việc liệu một số người có thể có khuynh hướng di truyền với một bệnh mạn tính có khả năng thay đổi cuộc sống hay không.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.
Lan Anh
Theo: ZINGNEWS.VN |