Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Rau tươi tăng giá ở Anh, nhiều người chuyển sang ăn đồ chế biến sẵn

29/10/2022 (00:02:21)

Pizza đóng gói và thịt chế biến sẵn trở thành thực phẩm chủ đạo trong bữa ăn hàng ngày của nhiều người dân nước Anh khi rau tươi, cá tăng giá.

Một gian hàng ở chợ rau quả, thuộc trung tâm London, Anh. Lạm phát gia tăng đang đẩy nhiều hộ gia đình ở nước Anh phải chọn các bữa ăn chế biến sẵn rẻ hơn. Ảnh: Reuters.

Dữ liệu tiêu dùng cho thấy nhiều hộ gia đình ở Anh không còn mua các loại thực phẩm lành mạnh khi lạm phát tăng cao. Họ chuyển sang mua thức ăn chế biến sẵn rẻ tiền. Các chuyên gia lo lắng người dân Anh bị thiếu dinh dưỡng.

Rẻ hơn và no hơn

Joanne Farrer từng cho 3 con ăn tối với thịt bò nướng hoặc hầm với rau tươi. Nhưng giờ đây, cô phải chọn món gà rán, khoai tây chiên hoặc xúc xích với khoai tây nghiền vì nó rẻ hơn, no hơn. Khoản phúc lợi hàng tháng dồn vào tiền thuê nhà, gas, điện, nước ngày càng tăng.

Người phụ nữ 44 tuổi, đang làm tình nguyện viên cho một tổ chức từ thiện ở thành phố Portsmouth, bờ biển phía nam nước Anh, chia sẻ cô cảm thấy "không có ánh sáng dưới đường hầm".

Theo chỉ số giá tiêu dùng chính thức của Vương quốc Anh (CPI), khi giá hàng tạp hóa tăng trên diện rộng, giá thực phẩm tươi sống phần lớn đã vượt xa các sản phẩm chế biến và đóng gói.

Chẳng hạn, giá rau tươi tăng khoảng 14% trong tháng 9 so với cùng kỳ 2021, thịt bò tươi cũng tăng 14%, cá tăng 15%, thịt gia cầm tăng 17%, trứng tăng 22% và sữa ít béo tăng 42%.

Trong khi đó, thịt muối hoặc thịt hun khói, khoai tây chiên tăng chậm hơn - khoảng 12% mỗi loại. Pizza đóng gói tăng gần 10%, đồ ăn nhẹ có đường như kẹo cao su tăng 6% và chocolate chỉ tăng hơn 3%.

Trong danh sách 37 thực phẩm mà NielsenIQ thống kê, thói quen mua sắm cũng đang thay đổi. Dữ liệu này được cung cấp độc quyền cho Reuters. Ví dụ, doanh số bán rau tươi giảm hơn 6% và thịt tươi giảm hơn 7% trong tháng 8. Trong khi đó, doanh số bán đồ ăn nhẹ và bánh kẹo tăng gần 4%.

Shona Goudie, Giám đốc nghiên cứu chính sách tại Food Foundation, tổ chức từ thiện của Anh chuyên thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh, cho biết: “Nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn nghèo nàn, thiếu trái cây và rau quả gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Chúng ta cũng biết thực phẩm chế biến cao giá rẻ là những loại dễ gây béo phì nhất".

Các sản phẩm thực phẩm đóng gói thường chứa hàm lượng muối, chất béo và đường không tốt cho sức khỏe. Chưa kể, nó còn có chất điều vị và hóa chất bảo quản để bảo quản lâu hơn. Những hóa chất này liên quan nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường type II và một số loại ung thư cao hơn.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 5, Anh gần đứng số một về "đại dịch béo phì" trên khắp châu Âu. Gần 60% người trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì, làm tăng nguy cơ tử vong sớm và mắc bệnh hiểm nghèo.

Lam phat anh 1

Rau củ quả, trái cây trở thành xa xỉ phẩm với người dân nước Anh vì lạm phát. Ảnh: STL News.

Hậu quả với nhiều người

Thực phẩm tươi sống trở nên đắt đỏ hơn vì nó tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để sản xuất so với thực phẩm đóng gói. Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như Nestle và Unilever cũng thu được lợi nhuận cao hơn nhờ quy mô này.

So với năm 2021, ở Anh, giá trung bình của các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau và cá đã tăng hơn 9 USD/1.000 kcal. Con số này cao gấp 3 lần mức tăng của các loại thực phẩm ít lành mạnh hơn như thịt xông khói và khoai tây chiên giòn, theo dữ liệu từ Food Foundation.

Với một số người, hậu quả của việc giá cả tăng cao rất thảm khốc. Gần 10 triệu người lớn - hoặc 1/5 hộ gia đình - không đủ tiền để mua đủ thức ăn. Theo cuộc khảo sát trên toàn quốc, một số người phải bỏ bữa hoặc nhịn ăn cả ngày. Số liệu này được đưa ra vào tháng 9, tăng gấp đôi so với tháng 1.

Sharron Spice, một nhân viên cửa hàng thực phẩm tại London, cho biết khách hàng đã ngừng mua sản phẩm tươi sống vì họ lo ngại phải sử dụng gas hoặc điện để nấu ăn. Cô cho biết nhiều phụ huynh chọn mua một tặng một trong các siêu thị. "Thực phẩm rẻ tiền như pizza và những thứ tương tự về cơ bản đều không tốt cho sức khỏe", Spice nói.

Vương quốc Anh không phải là nước duy nhất đối mặt với khủng hoảng lạm phát sau đại dịch Covid-19.

Theo một cuộc thăm dò của công ty nghiên cứu thị trường IRI, hơn 50% người tiêu dùng ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Italy và Hà Lan cắt giảm các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, lái xe, sưởi ấm.

Tình hình kinh tế của Anh cũng trở nên phức tạp do nước này rút khỏi Liên minh châu Âu một cách lộn xộn, trải qua thời kỳ hỗn loạn chính trị ​​trong 3 tháng qua.

Lam phat anh 2

Alex Spindlow, 42 tuổi, đã không ăn gì ngoài bánh mì nướng trong một tuần vì giá thực phẩm tăng vọt ở Winnersh, Anh. Ảnh: Reuters.

Đau đầu trong những lựa chọn cho sức khỏe mùa lạm phát

Chỉ chưa đầy một năm, Alex Spindlow đã mất tất cả vì đại dịch khiến anh mất công việc bán hàng hóa tại các buổi hòa nhạc. Chưa kể, người đàn ông này phải chăm sóc bà ngoại 99 tuổi. Trước khi Spindlow kịp thời vực dậy, lạm phát khiến chi phí sinh hoạt tăng vọt và anh chìm trong nợ nần.

"Tôi đã không ăn gì ngoài ổ bánh mì nướng 39 pence vào bữa trưa suốt một tuần nay, bữa tối là những chiếc pizza siêu rẻ", người đàn ông 42 tuổi đến từ thị trấn Basingstoke, miền Nam nước Anh, cho biết.

"Tôi đã giảm cân rất nhiều khi ăn ít hơn. Tôi ăn ít chất dinh dưỡng hơn bao giờ hết. Nó khiến tôi rất khó suy nghĩ. Tôi vừa nhận công việc mới và việc tập luyện rất khó khăn. Cánh tay của tôi gầy như một thiếu niên", Alex Spindlow nói thêm.

Mark Mackintosh, một giám đốc tiếp thị và là cha của 2 đứa trẻ sống gần Oxford, ý thức được việc gia đình mình an toàn hơn những người khác rất nhiều. Nhưng anh vẫn đang phải vật lộn lập kế hoạch trả các hóa đơn mua sắm hàng tuần. Con số đã tăng gần gấp đôi so với 2 năm trước, hơn 150 bảng Anh/tuần.

"Chúng tôi đang mua ít thực phẩm tươi hơn. Nếu chúng rẻ hơn, tôi mới mua được. Nhưng thường là không", người đàn ông 39 tuổi này cho biết. Lạm phát cũng khiến Mackintosh giảm chi tiền mua đồ ăn, bỏ tập thể dục tại phòng gym.

Không còn thứ gì có thể cắt giảm được nữa, Mackintosh cho biết đang cố gắng trồng một số loại rau vào mùa xuân để tiết kiệm chi phí.

Peter van Kampen, Giám đốc thị trường tiêu dùng PwC, cho biết thực phẩm lành mạnh trong các siêu thị bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lạm phát. Ông nói thêm: “Tác động rất xấu của điều này là nó ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình có thu nhập thấp. Nó đẩy mọi người đến với thực phẩm không lành mạnh".

Eilis Nithsdale, bác sĩ lâm sàng 29 tuổi ở thành phố Leeds, miền Bắc nước Anh, có thể mua được sản phẩm tươi sống nhưng cũng đang cảm thấy áp lực về giá. "Hôm nay, vào thời điểm này, tôi đã phải tiêu hơn 11,56 USD cho tất cả chỗ rau, trái cây này. Nhiều hơn 4,04 USD so với trước đây", Nithsdale nói.

Thiên Nhan

Theo: ZINGNEWS.VN


Sức khỏe (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Sức khỏe (Tin mới)
Sức khỏe (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05