Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Vì sao bà bầu thường bị mất ngủ?

26/04/2023 (22:02:17)

Khó ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm và thức dậy quá sớm đều là những triệu chứng của chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

Mất ngủ là tình trạng phổ biến có thể xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Ảnh: Forevermom.

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 1/3 chúng ta vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời và khoảng 60% phụ nữ mang thai. Mất ngủ khi mang thai cũng giống như bất kỳ loại mất ngủ nào khác, chỉ có điều (như tên gọi) nó ảnh hưởng đến bạn khi mang thai.

Triệu chứng

Trước tiên, điều thực sự quan trọng cần nhớ là bạn cảm thấy mệt mỏi khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Điều này là do cơ thể bạn đang phát triển thành một con người khác. Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng cần chú ý có thể cho thấy bạn đang phải đối phó với cơn mất ngủ khi mang thai hơn là mệt mỏi đơn thuần. Chúng bao gồm:

  • Không thể ngủ vào ban đêm.
  • Thức dậy thường xuyên mà không có lý do rõ ràng.
  • Không thể ngủ lại khi bạn đã thức dậy.
  • Thức dậy sớm hơn nhiều so với bình thường và không thể ngủ lại.
  • Có phản ứng chậm trễ trong ngày do mệt mỏi.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc cáu kỉnh.

Nguyên nhân

Với rất nhiều thay đổi nhanh chóng xảy ra với cơ thể bạn khi mang thai, không có gì ngạc nhiên khi điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng bạn có được một đêm ngon giấc. Nói chung, căng thẳng là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ, trong khi đó, mang thai có thể là thời điểm phụ nữ có nhiều cảm xúc nhạy cảm.

Giai đoạn đầu của thai kỳ

Người ta cho rằng lịch trình giấc ngủ của bà bầu có thể bị gián đoạn trong thời kỳ đầu mang thai là do sự gia tăng progesterone. Bạn có thể thấy mình cảm thấy mệt mỏi hơn hoặc cần ngủ suốt cả ngày.

Trong suốt thai kỳ, nồng độ progesterone tăng cao hơn khoảng 10 lần so với trước khi bạn mang thai. Điều này xảy ra để hỗ trợ thai nhi và ngăn tử cung co bóp trong suốt thai kỳ. Nồng độ progesteron cao có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh và thụ thể trong não bộ.

Đồng thời, nồng độ estrogen cao trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến mức độ chuyển động mắt nhanh trong giấc ngủ. Đây là giai đoạn của giấc ngủ khi bạn mơ, tạo ký ức, xử lý cảm xúc và bộ não của bạn phát triển. Vì vậy, những thay đổi này có thể tàn phá giấc ngủ của bạn.

Mat ngu khi mang thai anh 1

Mệt mỏi, lo lắng hay thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ mang thai bị mất ngủ. Ảnh: Scrippshealth.

Ba tháng giữa thai kỳ

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bụng của bạn có thể bắt đầu lớn hơn. Vùng da trên bụng có thể bị ngứa và bạn bắt đầu cảm nhận được cử động của em bé. Những thay đổi về thể chất này có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Từ đầu tam cá nguyệt thứ hai, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên nằm nghiêng khi ngủ. Điều này giúp làm giảm áp lực trọng lượng lên các mạch máu lớn cung cấp máu cho tử cung, vì nó có thể hạn chế lưu lượng máu. Nếu bạn thích nằm sấp hoặc ngửa, việc thay đổi tư thế có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Giai đoạn cuối thai kỳ

Từ 28 tuần trở đi, cơ thể bạn đã sẵn sàng để sinh con. Lần đầu tiên bạn có thể trải qua các cơn co thắt Braxton-Hicks, điều này có thể gây khó chịu và đánh thức bạn giữa đêm. Khi em bé lớn và đè lên bàng quang của bạn, bạn có thể cần phải đi tiểu nhiều hơn, bao gồm cả vào ban đêm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải thức dậy đôi khi không chỉ một lần.

Ngoài ra, không chỉ những thay đổi về thể chất mới có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ khi mang thai. Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn sẽ bắt đầu nghĩ đến việc sinh con. Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn về việc sinh nở. Điều này có thể gây ra chứng mất ngủ khi mang thai vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khó ngủ.

Tác hại của mất ngủ khi mang thai

Theo Webmd, điều quan trọng là phải điều trị chứng mất ngủ khi mang thai. Cơ thể bạn cần nghỉ ngơi ngay bây giờ để chăm sóc em bé đang lớn. Chứng mất ngủ khi mang thai có thể trầm trọng hơn do hút thuốc, béo phì, tuổi tác hoặc tiền sử gia đình mắc chứng này. Điều này có thể khiến bạn dễ sinh non, chuyển dạ lâu hơn hoặc phải sinh mổ. Tất cả đều có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn.

Chứng mất ngủ không được điều trị cũng có thể dẫn đến các biến chứng như huyết áp cao và khó ngủ sau khi sinh. Nó cũng có thể khiến bạn dễ bị trầm cảm hơn sau khi sinh.

Một số nghiên cứu cho thấy nếu phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm trong tháng cuối của thai kỳ, họ có thể có nguy cơ chuyển dạ lâu hơn, sinh mổ, sinh non và cơn đau chuyển dạ nặng hơn. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và cung cấp một số mẹo và thủ thuật để có được giấc ngủ ngon.

Bên cạnh đó, hoàn toàn bình thường nếu bạn lo lắng khi không được nghỉ ngơi đầy đủ thì em bé cũng sẽ vậy. Nhưng hãy yên tâm, ngay cả trong thời gian bạn tỉnh táo, em bé sẽ ngủ đủ giấc. Vì vậy, hãy cố gắng thoải mái với bản thân và giữ lịch trình đi ngủ của mình nhất quán trong suốt cả tuần nếu bạn khó ngủ vào ban đêm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm liên quan đến công việc cao hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez cho thấy thực tại của lỗ hổng dữ liệu giới - những khoảng trống câm lặng đầy rẫy trong nền văn hóa của chúng ta.

Phương Mai

Theo: ZINGNEWS.VN


Sức khỏe (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Sức khỏe (Tin mới)
Sức khỏe (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05