Trong vòng 18 năm, số ca mắc ung thư ngày một tăng. Trong đó, ung thư phổi và ung thư dạ dày là 2 loại ung thư phổ biến nhất ở cả 2 giới.
|
Số bệnh nhân ung thư trên thế giới ngày một tăng, gây ra gánh nặng toàn cầu. Ảnh: Pexels. |
Thông tin được GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch danh dự Hội Ung thư Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị khoa học Kỹ thuật Bệnh viện Ung bướu TP.HCM năm 2023, sáng 12/5.
Ung thư là gánh nặng toàn cầu
Theo thống kê của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng.
Tính đến năm 2020, toàn thế giới có 12,29 triệu bệnh nhân được chẩn đoán ung thư và 9,95 triệu người tử vong vì căn bệnh này. So với năm 2002, số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư năm 2022 gần gấp đôi, số ca tử vong vì căn bệnh này cao hơn khoảng 1,5 lần.
Tỷ lệ mắc mới và tử vong của 5 loại ung thư thường gặp trên thế giới |
a |
Nhãn | 2002 | 2008 | 2008 | 2018 | 2020 |
Mắc mới | triệu người | 10.862 | 12.7 | 14.09 | 18.078 | 19.29 |
Tử vong | triệu người | 6.724 | 7.6 | 8.201 | 9.5 | 9.95 |
Trong số đó, ung thư phổi, đại trực tràng thường gặp ở cả 2 giới. Số bệnh nhân mắc ung thư ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Trong vòng 18 năm (2002-2020), ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt vẫn là 2 loại ung thư có nhiều bệnh nhân nam mắc nhất. Theo sau đó là ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
Các ung thư thường gặp nhất ở nam giới (xuất độ / 100.000), theo IARC, WHO. |
2002 | 2020 |
Ung thư phổi: 35,5 triệu người | Ung thư phổi: 31,5 triệu người |
Ung thư tuyến tiền liệt: 25,3 triệu người | Ung thư tuyến tiền liệt: 30,7 triệu người |
Ung thư dạ dày: 22 triệu người | Ung thư đại trực tràng: 23,4 triệu người |
Ung thư đại trực tràng: 20,1 triệu người | Ung thư dạ dày: 15,8 triệu người |
Ung thư thực quản: 15,7 triệu người | Ung thư gan: 14,1 triệu người |
Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân nữ được chẩn đoán ung thư vú, ung thư cổ tử cung bên cạnh ung thư phổi và ung thư đại trực tràng. Trong nhiều năm, ung thư vú vẫn là loại ung thư có nhiều bệnh nhân nữ mắc phải nhất.
Các ung thư thường gặp nhất ở nữ giới (xuất độ / 100.000), theo IARC, WHO. |
2002 | 2020 |
Ung thư vú: 37,4 triệu người | Ung thư vú: 47,8 triệu người |
Ung thư cổ tử cung: 16,2 triệu người | Ung thư đại trực tràng: 16,2 triệu người |
Ung thư đại trực tràng: 14,6 triệu người | Ung thư phổi: 14,6 triệu người |
Ung thư phổi: 12,1 triệu người | Ung thư cổ tử cung: 13,3 triệu người |
Ung thư dạ dày: 10,3 triệu người | Ung thư tuyến giáp: 10,1 triệu người |
Cội nguồn của ung thư
Theo trình bày của GS Hùng, sự sinh ung là quá trình đa giai đoạn. Ban đầu, dưới tác động của hóa chất, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, các bệnh nhiễm và bức xạ, nhiễm sắc thể có sự thay đổi gây ra đột biến gene và hình thành bướu.
Ở các giai đoạn sau, bướu phát triển dần, xâm lấn vào các tế bào và di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Một số virus gây ra 15% bệnh ung thư ở người là HBV, HCV, HPV và H. pylori.
Trong đó, virus HBV và HCV gây tình trạng viêm gan, lâu dần dẫn đến xơ gan rồi ung thư gan. Đây là căn bệnh ung thư gây chết người thứ 2 trong các loại ung thư.
|
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch danh dự Hội Ung thư Việt Nam. Ảnh: Linh Thùy. |
Được phát hiện năm 1984, virus H. pylori là tác nhân chính gây ra ung thư dạ dày ở người.
Virus HPV là loại virus gây ung thư quen thuộc với con người hơn cả. Loại virus này có thể gây ra 6 loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư miệng họng, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật.
Hiện nay, con người có nhiều công nghệ phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư như nội soi; chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm, chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ; xét nghiệm máu hoặc làm sinh thiết.
Làm sao để phòng ngừa ung thư?
Theo GS Hùng, ung thư đến từ rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là từ khói thuốc lá (30%), dinh dưỡng và lối sống (30%), các bệnh nhiễm (20%).
Cụ thể, khói thuốc chứa hơn 70 chất gây ra 15 loại ung thư khác nhau. Người có chế độ dinh dưỡng ít rau, trái cây tươi, chất xơ; nhiều mỡ, muối, lối sống ít vận động rất dễ mắc bệnh ung thư.
Số bệnh nhân sống được trên 5 năm sau khi phát hiện và điều trị bệnh ung thư |
Nguồn: GLOBOCAN. |
Nhãn | 2012 | 2018 | 2020 |
Số bệnh nhân sống được trên 5 năm sau khi phát hiện và điều trị bệnh ung thư | triệu người | 32.5 | 43.8 | 50.5 |
GS Hùng khuyến cáo mọi người nên tránh xa khói thuốc nhất có thể và giữ nếp sống tốt bao gồm "ăn lành, ngủ đủ, thể dục đều".
Ngoài ra, để ngăn chặn tác nhân gây ung thư từ các virus, mọi người nên tiêm phòng. Hiện tại, thế giới đã sản xuất 2 loại vaccine ngừa HPV và HBV.
Bên cạnh đó, mọi người cần đi khám tổng quát định kỳ một lần/năm để rà tìm và phát hiện sớm một số loại ung thư chưa có triệu chứng.
Cả 2 giới đều có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày. Thêm vào đó, nam giới cần tầm soát ung thư phổi và tuyến tiền liệt; phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư vú cũng như ung thư tuyến giáp.
Nếu phát hiện một trong các triệu chứng bất thường sau, mọi người nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn bệnh.
- Chỗ dày (cục u) ở vú hoặc ở bộ phận cơ thể khác.
- Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường.
- Thay đổi thói quen của ruột và bọng đái.
- Ăn không tiêu hoặc nuốt khó.
- Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng.
- Vết thương lở loét không chịu lành.
- Thay đổi tính chất của mụt ruồi.
- Rối loạn chung chung như suy nhược, sụt cân, không thèm ăn.
Hiện tại, thế giới có 5 mô thức điều trị ung thư gồm phẫu trị, xạ trị, hóa trị, sinh trị (liệu pháp nhắm đích) và sinh trị (liệu pháp miễn dịch). Trong đó, phẫu trị là mô thức lâu nhất, được phát triển đầu tiên vào năm 1894.
Hiện tại, hầu hết bệnh nhân ung thư đều được điều trị bằng phương pháp đa mô thức. Ở giai đoạn đầu, người bệnh được phẫu trị hoặc xạ trị để phá hủy khối bướu nguyên phát. Khi ung thư đã di căn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp hóa trị hoặc sinh trị.
Nhiều người mắc ung thư được điều trị tốt đã sống được trên 5 năm sau khi định bệnh là lâu hơn.
Bạn có hiểu đúng về thảo dược
Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.