Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Trẻ chơi thể thao có khả năng thành công hơn

26/10/2022 (19:36:45)

Khi trẻ tham gia các môn thể thao, đặc biệt các môn ở trường học, chúng học được nhiều kỹ năng, dễ dàng vận dụng vào cuộc sống và có khả năng thành công hơn.

Trẻ tham gia thể thao sẽ học được các kỹ năng và áp dụng vào cuộc sống. Ảnh: Lifetime.

Khi trẻ bắt đầu lớn hơn, cha mẹ có thể cân nhắc đăng ký cho con tham gia môn thể thao nào đó. Nhiều môn thể thao được thiết kế phù hợp cho trẻ theo đuổi từ khi chúng 3-4 tuổi đến khi trưởng thành.

Dù vậy, chơi thể thao không đơn thuần là những đứa trẻ mới biết đi, nhỏ bé, dễ thương chạy quanh sân bóng đá. Có nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần mà thể thao mang lại.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Kansas (Mỹ), các vận động viên trung học có khả năng tốt nghiệp cao hơn 10% so với các bạn đồng trang lứa chưa bao giờ chơi thể thao. Các vận động viên cũng được chứng minh có điểm trung bình cao hơn những người không phải là vận động viên.

Nghiên cứu tại Viện Dược học thuộc Viện Hàn lâm Mỹ cũng cho thấy những đứa trẻ năng động thường thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn tốt hơn.

Điều này một phần bởi tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến não và kích hoạt endorphin. Endorphin giúp cải thiện tâm trạng và hiệu suất công việc của một người. Ngoài ra, chơi thể thao làm tăng nhận thức của trẻ.

Tạp chí Moms chỉ ra một số lợi ích của việc chơi thể thao đối với trẻ em.

tre choi the thao anh 1

Thể thao dạy trẻ có trách nhiệm với bản thân và tập thể. Ảnh: Freepik.

Giúp trẻ em học trách nhiệm

Khi trẻ chơi thể thao, nhất là các môn ở trường phổ thông, trẻ cần có ý thức trong việc hoạt động nhóm, tham gia cuộc họp, buổi đào tạo.

Thể thao cũng giúp trẻ trở thành một phần của cộng đồng. Mỗi đứa trẻ là một phần của đội nhóm, chúng phải có trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể. Bên cạnh đó, khi chơi thể thao, trẻ dễ tìm được hình mẫu và phấn đấu để trở thành.

Ngoài ra, ở hầu hết trường học tại Mỹ, điểm trung bình có thể là điều kiện để được chơi thể thao. Cùng với đó, đa số môn thể thao yêu cầu không được phép uống rượu hay sử dụng ma túy. Vì vậy, nếu trẻ không đạt yêu cầu về điểm số và sức khỏe, chúng có thể không được tham gia.

Dạy trẻ em có tinh thần thể thao tốt

Tinh thần thể thao là bài học thực tế trẻ em dễ dàng học được thông qua chơi thể thao. Tinh thần thể thao tốt có thể kể đến như chiến thắng mà không cần khoe khoang, thua mà không nản lòng.

Bệnh viện Nhi Stanford đưa ra một số lời khuyên phụ huynh có thể truyền đạt tới con cái khi chúng chơi thể thao:

  • Nếu bạn thua, đừng bao biện
  • Nếu bạn thắng, không huênh hoang
  • Học hỏi từ những sai lầm và quay trở lại cuộc chơi
  • Luôn cố gắng hết mình
  • Nếu đồng đội mắc lỗi, khuyến khích thay vì chỉ trích
  • Thể hiện sự tôn trọng với bản thân, đồng đội và người khác

Cuối cùng, bất kỳ ai chơi thể thao đều trải qua một số khó khăn. Khi trẻ chơi thể thao, chúng sẽ học được cách xử lý tình huống. Cách phản ứng với những tình huống này là có thể định hình tính cách của trẻ.

Dạy trẻ không mắc sai lầm

Trẻ sẽ không ít lần mắc lỗi trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu cho dù đó là đá bóng không đúng mục tiêu, bỏ lỡ cú sút quyết định hay sút ra ngoài. Huấn luyện viên, phụ huynh và thành viên trong đội sẵn sàng để trẻ biết đó không phải là "ngày tận thế". Chúng sống và học hỏi, theo đúng nghĩa đen.

tre choi the thao anh 2

Thể thao dạy trẻ phải học hỏi để không mắc sai lầm. Ảnh: Freepik.

Trẻ được dạy kỹ năng lãnh đạo

Trong suốt mùa giải, tất cả cầu thủ đều có cơ hội trở thành người dẫn đầu trong đội. Khi được trao cơ hội này, trẻ sẽ tự tin hơn khi được dẫn dắt người khác, đồng thời phát triển các kỹ năng lãnh đạo mà không phải đứa trẻ nào cũng có cơ hội được học.

Giúp trẻ giao tiếp

Các môn thể thao đồng đội đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, bằng lời và không bằng lời. Phát triển kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng để duy trì và phát triển đội nhóm. Đặc biệt, nó giúp ích cho trẻ trong học tập và tương lai.

Thiết lập mục tiêu và cố gắng đạt được

Thiết lập mục tiêu giúp cải thiện động lực và sự cam kết của trẻ. Nó giúp trẻ tập trung vào những điều cần hoàn thành, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và theo dõi hiệu suất của chúng.

Chuyên gia tại ĐH Rutgers (Mỹ) chỉ ra thiết lập mục tiêu là cách hiệu quả giúp trẻ có động lực, thúc đẩy hành động. Các mục tiêu đặt ra phương hướng, cho trẻ biết phải làm gì, đồng thời giúp chúng tăng cường nỗ lực, bền bỉ cũng như chất lượng hiệu suất. Trẻ bắt buộc phải phát triển các kỹ thuật cụ thể để đạt được mục tiêu đã thiết lập.

Ngọc Bích

Theo: ZINGNEWS.VN


Giáo dục (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Giáo dục (Tin mới)
Giáo dục (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05