26/10/2022 (00:10:03)
Theo Education Week, học sinh trầm cảm do học tập rất đông, đặc biệt ở giới nữ và LGBTIQ+. Tuy nhiên, họ khó tìm được sự giúp đỡ từ trường học hay những người lớn xung quanh.
Nhiều học sinh trung học có vấn đề tâm lý nhưng không thể tìm sự trợ giúp từ nhà trường. Ảnh minh họa: Unsplash. |
Theo một khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận YouthTruth trên 223.000 học sinh phổ thông và gia đình từ 845 trường đối tác trên 20 tiểu bang Mỹ, các em cho biết mình mắc chứng lo âu, trầm cảm nhưng khó nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ trường học của mình.
Chỉ khoảng 1/5 học sinh trung học cho biết các em được tiếp cận với cố vấn học đường, nhà tâm lý học hoặc nhà trị liệu khi cảm thấy buồn hoặc có vấn đề. Ít hơn 1/2 học sinh cấp 2 và khoảng 1/3 học sinh cấp 3 cho biết trường họ có dịch vụ tư vấn cho học sinh. Chưa đến 1/2 học sinh trung học nói rằng họ có một người lớn ở trường để nói chuyện khi cảm thấy căng thẳng.
"Trường chúng em có 1.000 học sinh nhưng chỉ có 2 cố vấn. Không có đủ cố vấn và dịch vụ sức khỏe tâm lý", một học sinh lớp 7 trả lời trong cuộc khảo sát.
50% học sinh cấp 2 và 56% học sinh cấp 3 nói rằng cảm giác chán nản, căng thẳng hoặc lo lắng là trở ngại lớn nhất với việc học. Trở ngại thứ 2 của việc học đến từ sự phân tâm ở nhà và trách nhiệm với gia đình. 35% học sinh cấp 2 và 37% học sinh cấp 3 cho biết mình ở trong trường hợp này.
Mức độ trầm cảm, căng thẳng và lo lắng trong học tập chênh lệch nhiều ở giới tính. Điều này thể hiện ở chỗ tỷ lệ trường hợp gặp vấn đề này ở các học sinh nữ, chuyển giới và non-binary (giới tính không rõ ràng - PV) cao hơn rõ rệt so với học sinh nam.
Học sinh nam ít gặp vấn đề tâm lý hơn học sinh nữ, chuyển giới hay giới tính không rõ ràng. Ảnh minh họa: Unsplash. |
Ở lứa tuổi cấp 2, chỉ 36% nam sinh cho rằng chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ảnh hưởng việc học của họ. Tỷ lệ này trên nữ sinh là 58% nữ sinh, trên học sinh chuyển giới là 83% và 85% trên học sinh giới tính không rõ ràng.
Tình trạng tương tự cũng bắt gặp ở 40% nam sinh, 67% nữ sinh, 81% học sinh chuyển giới và 86% học sinh giới tính không rõ ràng học sinh cấp 3. Mặt khác, 79% học sinh là đồng tính nam/đồng tính nữ và song tính cho biết việc học của họ bị ảnh hưởng bởi tâm lý bất ổn. Trong khi đó, tỷ lệ này ở học sinh dị tính là 39%.
Đáng báo động nhất, tỷ lệ sinh viên LGBTIQ+ cho biết từng nghiêm túc xem xét việc tự tử trong 12 tháng trước khi thực hiện khảo sát cao hơn nhiều so với các sinh viên khác.
Theo đó, 32% học sinh trung học LGBTIQ+ cho biết họ đã nghiêm túc suy nghĩ về việc tự tử. Trong khi đó, tỷ lệ này ở học sinh không thuộc giới LGBTIQ+ là 7% đối với lứa tuổi cấp 2 và 8% đối với lứa tuổi cấp 3.
Tính riêng ở học sinh chuyển giới, 48% học sinh trung học cơ sở và 41% học sinh trung học phổ thông nói rằng họ nghiêm túc suy nghĩ về việc tự tử.
Tóm lại, học sinh không hài lòng với các dịch vụ và chương trình sức khỏe tâm lý của trường mình.
Chỉ 41% học sinh cấp 2 và 36% học sinh cấp 3 cho biết trường mình có cung cấp dịch vụ hay chương trình hỗ trợ tâm lý. Ngoài ra, ít học sinh LGBTIQ+ hài lòng với các dịch vụ sức khỏe tâm thần ở trường.
"Nhà trường có thể nỗ lực nhiều hơn để tiếp cận với học sinh hoặc khiến các dịch vụ hay chương trình hỗ trợ tâm lý rõ ràng và gần gũi hơn với học sinh. Đôi khi, học sinh khó có thể tự mình tiếp cận những điều này", một học sinh lớp 10 trả lời trong cuộc khảo sát.
Tuy nhiên, sự chênh lệch giới vẫn tồn tại ở những học sinh đã được hỗ trợ tâm lý.
Chỉ 15% nam sinh trung học nói rằng họ đã nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm lý tại trường trong vòng 12 tháng trước khi tham gia cuộc khảo sát. Ở độ tuổi cấp 2, 26% nữ sinh và 44% học sinh giới tính không rõ ràng cho biết họ đã nói chuyện với một cố vấn học đường, nhà trị liệu, nhà tâm lý học. Ở độ tuổi cấp 3, tỷ lệ này là 30% ở nữ sinh và 49% ở học sinh giới tính không rõ ràng.
Đối với học sinh thuộc giới LGBTIQ+, 46% học sinh cấp 2 và 40% học sinh cấp 3 cho biết họ đã nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm lý tại trường học Trong khi đó, con số này ở những học sinh không thuộc cộng đồng này là so với 18% ở học sinh cấp 2 và 17% học sinh cấp 3.
Cuối cùng, chỉ 42% học sinh cấp 2 và 40% học sinh cấp 3 cho biết họ tâm sự với một người lớn bất kỳ khi gặp căng thẳng hoặc có vấn đề không hay.
Linh Thùy
Theo: ZINGNEWS.VN |