Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Thuê TikToker giả làm bệnh nhân review thuốc

19/03/2023 (02:00:00)

Chuyên gia y tế cảnh báo chiến dịch marketing này của một số nhà sản xuất thuốc đang gây ra nhiều sự hiểu sai và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người dùng.

Nhiều người ảnh hưởng được công ty dược phẩm thuê đánh giá sản phẩm. Ảnh: laurynas_mereckasc.

Ở thời điểm hiện tại, phương pháp truyền thông, tiếp cận khách hàng thông qua các trang mạng xã hội, nền tảng giải trí trực tuyến có thể mang lại hiệu quả lớn cho các công ty, nhãn hàng.

Tuy nhiên, điều đáng nói là xu thế này đang lan sang cả ngành y tế, dược phẩm. Ví dụ tiêu biểu nhất thời gian qua là Big Pharma.

Thuê Tiktoker review thuốc

Nền tảng chia sẻ video Tik Tok đang tràn ngập các đánh giá (review) tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng một số loại thuốc kê đơn. Các từ khóa như #adhd (22,3 tỷ lượt xem), #ozempic (675,1 triệu lượt xem) và #wegovy (259,3 triệu lượt xem) trở nên thịnh hành.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo chiến dịch marketing này của hãng dược phẩm đang gây ra nhiều sự hiểu sai và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân.

tiktoker review thuoc anh 1

Các loại thuốc được quảng cáo tràn lan trên nền tảng này. Ảnh: Tik Tok.

Theo đó, một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Internet Y tế cho thấy các nhà sản xuất thuốc đang thuê một số reviewer, KOC (người chuyên đánh giá sản phẩm) để ủng hộ sản phẩm của họ dưới vỏ bọc là những đánh giá tưởng chừng trung thực, khách quan.

Các nhà khoa học tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ) phân tích dựa trên 26 cuộc phỏng vấn gần đây với những người có sức ảnh hưởng (Influencer). Nhóm này được chẩn đoán mắc các bệnh như lupus, đau cơ xơ, Parkinson, hen suyễn, HIV, bệnh celiac, chứng đau nửa đầu mạn tính và tiền mãn kinh.

"Trên thực tế, ở khía cạnh tích cực, họ muốn trở thành nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho những người theo dõi và không muốn lừa các bệnh nhân khác", các nhà nghiên cứu chia sẻ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, phần lớn (69%) nhóm này từng hợp tác với một công ty dược phẩm trong quá khứ. Việc hợp tác này thông qua nhiều khác nhau như phục vụ trong ban cố vấn, trao đổi trước với bác sĩ, nhà nghiên cứu của nhãn hàng…

Khoảng 15% người thuộc nhóm này cho biết họ chia sẻ thông cáo báo chí từ các công ty dược phẩm. 12% người cho hay sẽ trích dẫn các nghiên cứu y tế trong việc giải thích thông tin cho khán giả về sản phẩm.

Đáng nói, chỉ 5 người trong nhóm này cho hay họ chưa bao giờ chia sẻ thông tin về ma túy, chất gây nghiện do tin rằng đây là hành động phi đạo đức. Tuy nhiên, một số người chia sẻ không cảm thấy quá áy náy khi nhận tiền từ các nhà sản xuất thuốc.

Quản lý như thế nào?

Trên thực tế, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã yêu cầu các Influencer phải thông tin cụ thể về việc họ được tài trợ trong nội dung video bằng cách sử dụng các hashtag (từ khóa) như #ad hoặc #sponsored.

Trong khi đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đưa ra một số quy định liên quan nội dung có thể nói qua các bài đăng trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lo ngại nhiều người tiêu dùng sẽ không phân biệt được đâu là nội dung quảng cáo được tài trợ và đâu là đánh giá khách quan thực sự.

tiktoker review thuoc anh 2

Việc quản lý quảng cáo thuốc gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: christine_sandu.

"Kiến thức về sức khỏe và công nghệ tại Mỹ đều thấp ở mức đáng lo ngại. Trong khi đó, những người không được đào tạo về y tế đang chia sẻ rộng rãi thông tin về thuốc. Điều này khiến chúng tôi lo lắng”, Erin Willis, phó giáo sư về quảng cáo, quan hệ công chúng và thiết kế truyền thông tại CU Boulder (Mỹ), cho biết.

Trong quá khứ, quảng cáo thuốc đã trở nên phổ biến từ những năm 1980 nhưng việc này vẫn luôn gây tranh cãi.

Đáng chú ý, những phương tiện mới, không được quản lý chặt chẽ (như mạng xã hội), mang lại nhiều lo ngại đối với các chuyên gia. Họ cho rằng những quảng cáo này thường thiếu tất cả thông tin mà bệnh nhân thực sự cần biết.

Ví dụ gần đây và rõ ràng nhất là những người có sức ảnh hưởng đã tạo ra cơn sốt về Ozempic - loại thuốc trị tiểu đường - như một giải pháp giảm cân nhanh. Điều này dẫn đến sự khan hiếm, thiếu hụt Ozempic.

Việc sử dụng Ozempic và Wegovy (loại thuốc trị tiểu đường tương tự) tràn lan đã khiến FDA buộc phải cảnh báo về nhu cầu gia tăng đáng ngờ đối với những loại thuốc này.

Không chỉ ảnh hưởng tới người dùng với mục tiêu giảm cân, việc khan hiếm các loại thuốc này còn khiến một số bệnh nhân tiểu đường gặp khó khăn trong việc duy trì sức khỏe của mình.

Big Pharma là thuật ngữ dùng để chỉ ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu, bao gồm cả các nhóm thương mại, nghiên cứu dược phẩm và nhà sản xuất Mỹ (PhRMA). Các công ty dược phẩm và thiết bị y tế lớn kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm, có sức ảnh hưởng kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng trên toàn cầu.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Quốc Toàn

Theo: ZINGNEWS.VN


Sức khỏe (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Sức khỏe (Tin mới)
Sức khỏe (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05