Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Nhiều bạn trẻ loay hoay chữa bệnh người già

06/03/2023 (06:34:55)

Đa số những trường hợp trẻ tuổi đến khám bệnh vì tình trạng hay quên, mất tập trung như không nhớ nơi để chìa khóa, nhầm lịch họp.

BSCKI Nguyễn Hữu Khánh thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC.

Sau thời gian dài khủng hoảng vì liên tục bị đồng nghiệp chỉ trích "nói trước quên sau", Ngọc Ánh (25 tuổi, Hà Nội) quyết định đến gặp bác sĩ để tìm cách điều trị.

Qua thăm khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), bác sĩ kết luận Ánh bị suy giảm trí nhớ tạm thời do áp lực từ công việc và cuộc sống.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ đã xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh cho cô để tăng "sức bền" cho trí nhớ.

Đây không phải trường hợp duy nhất người trẻ loay hoay chữa "bệnh người già". Tại một số bệnh viện lớn, số bệnh nhân trẻ tuổi đến khám vì hay quên cũng không ít.

Quên chìa khóa, bỏ lỡ cuộc hẹn

BSCKI Nguyễn Hữu Khánh, khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, cho biết trong quá trình khám bệnh, anh gặp nhiều bệnh nhân là những người trẻ tuổi than phiền về chứng hay quên.

"Số bệnh nhân này chiếm khoảng 20% trường hợp thăm khám về trí nhớ. Họ quên mất chìa khóa để ở đâu, không nhớ có hẹn mà bỏ lỡ... Không ít người lo sợ đó là biểu hiện của bệnh lý", bác sĩ Khánh thông tin.

Bác sĩ Khánh cho biết số lượng người khám bệnh do triệu chứng hay quên có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Sau khi khai thác kỹ lưỡng, bác sĩ cho biết nguyên nhân thường đến từ trầm cảm, lo âu, mất ngủ, đau đầu...

tre nhung hay quen anh 1

Ngọc Ánh cho biết luôn bị căng thẳng, mất tập trung, nói trước quên sau. Ảnh: NVCC.

Chứng hay quên được chia thành 2 loại, đó là quên bình thường và quên bệnh lý (suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ).

Khi tiếp nhận những bệnh nhân có triệu chứng hay quên, bác sĩ sẽ sàng lọc những người có tình trạng quên lành tính theo tuổi và bệnh nhân quên có bệnh lý bằng cách đề nghị họ trả lời bộ câu hỏi.

Từ đáp án trả lời của bệnh nhân, bác sĩ sẽ phân loại bệnh nhân bị quên lành tính hay quên bệnh lý.

Nghiên cứu y học chỉ ra tại Việt Nam, tỷ lệ người dưới 50 tuổi mắc phải vấn đề về trí nhớ là 85%. Trong số đó, 20-30% người có độ tuổi dưới 30.

Nếu không kịp thời khắc phục đúng cách, một nửa số người có trí nhớ kém sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ trong vòng 3 năm. Đây là những con số không thể xem thường. Bởi đây là bằng chứng cho việc suy giảm trí nhớ ngày càng trẻ hóa và gia tăng.

Theo báo cáo từ Frontiers, số người mắc chứng mất trí nhớ trên toàn cầu đã tăng lên 43,8 triệu vào năm 2016, tăng 117% so với 20,3 triệu người vào năm 1990. Các chuyên gia ước tính đến năm 2050 sẽ có 152 triệu người mắc bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ khác.

Những kiểu quên thường gặp

Người khỏe mạnh có thể bị mất hoặc biến dạng trí nhớ ở mọi lứa tuổi. Một số sai sót về trí nhớ trở nên rõ ràng hơn theo tuổi tác. Tuy nhiên, những triệu chứng này không được xem là dấu hiệu của bệnh Alzheimer hoặc các bệnh suy giảm trí nhớ khác nếu không quá nghiêm trọng và dai dẳng.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh cho rằng có những cái “quên” là bình thường mà không phải bệnh.

Quên tạm thời/ thoáng qua (Transience)

Đây là xu hướng quên các dữ kiện hoặc sự kiện theo thời gian. Bạn rất có thể sẽ quên thông tin ngay sau khi tìm hiểu nó. Tuy nhiên, trí nhớ có tính chất sử dụng được hoặc mất dần đi (lose-it-or-use-it). Những ký ức được gọi ra và sử dụng thường xuyên sẽ ít có khả năng bị lãng quên.

Quên thoáng qua có vẻ là dấu hiệu của sự suy yếu về trí nhớ. Nhưng các nhà khoa học thần kinh coi nó là có lợi vì xóa đi những ký ức không được sử dụng trong não, nhường chỗ cho ký ức mới, hữu ích hơn.

Đãng trí (Absentmindedness)

Loại quên này xảy ra khi bạn không đủ tập trung chú ý. Bạn quên nơi mình vừa đặt bút bởi không tập trung vào nơi đặt nó ngay từ đầu.

Có thể bạn đang nghĩ về điều gì khác, vì vậy, não không mã hóa thông tin một cách an toàn. Sự lơ đễnh cũng liên quan đến việc quên phải làm việc gì đó vào thời gian cố định như uống thuốc hoặc lịch hẹn.

Phong bế thần kinh (Blocking)

Ai đó hỏi bạn một câu hỏi và bạn biết rằng mình có thể trả lời được, nhưng lại không thể nghĩ ra. Đây có lẽ là ví dụ quen thuộc nhất của việc blocking, tạm thời không thể truy xuất bộ nhớ.

Các nhà khoa học cho rằng những khối trí nhớ trở nên phổ biến hơn theo độ tuổi. Chúng là nguyên nhân dẫn đến những rắc rối mà người cao tuổi gặp phải khi nhớ tên người khác. Nghiên cứu cho thấy mọi người có thể lấy lại khoảng một nửa số ký ức bị chặn chỉ trong vòng một phút.

Phân bổ thông tin sai (Misattribution)

Phân bổ trí nhớ sai xảy ra khi bạn nhớ chính xác một phần điều gì đó nhưng lại phát biểu sai một số chi tiết, chẳng hạn thời gian, địa điểm hoặc người có liên quan.

Một kiểu phân bổ sai khác xảy ra khi bạn tin rằng thông tin mà bạn có hoàn toàn là nguyên bản, trong khi trên thực tế, nó xuất phát từ việc đã đọc hoặc nghe trước đây nhưng quên mất.

tre nhung hay quen anh 2

Misattribution xảy ra khi bạn nhớ chính xác một phần điều gì đó nhưng lại phát biểu sai một số chi tiết, chẳng hạn thời gian, địa điểm hoặc người có liên quan. Ảnh: Jornalempresasenegocios.

Cũng như một số loại suy giảm trí nhớ khác, việc ghi chép sai trở nên phổ biến hơn theo độ tuổi. Càng lớn tuổi, não bộ gặp khó khăn trong việc tập trung và xử lý thông tin nhanh. Điều này khiến bạn tiếp thu ít chi tiết hơn. Khi bạn lớn lên, ký ức của bạn cũng già đi và những kỷ niệm cũ dễ bị phân bổ sai.

Khả năng gợi ý (Suggestibility)

Đây là khả năng tổn thương trong trí nhớ do sức mạnh của gợi ý. Chúng có thể là thông tin mà ta học được về một sự việc xảy ra. Sự kiện được nạp vào bộ nhớ một cách tình cờ, mặc dù bạn không trải qua những chi tiết này.

Dù ít người biết về cách thức hoạt động của khả năng gợi ý trong não, nhưng gợi ý này sẽ đánh lừa tâm trí của bạn khi nghĩ rằng đó là một ký ức thực sự.

Sự thiên vị (Bias)

Trong trí nhớ của bạn, nhận thức được lọc theo thành kiến cá nhân, kinh nghiệm, niềm tin, kiến thức trước đây và thậm chí cả tâm trạng vào lúc này.

Những thành kiến ảnh hưởng đến nhận thức và trải nghiệm khi chúng được mã hóa trong não. Khi bạn tìm lại một ký ức, tâm trạng và những thành kiến khác tại thời điểm đó có thể ảnh hưởng đến thông tin mà bạn thực sự nhớ lại.

Sự dai dẳng (Persistence)

Trong một số trường hợp, người ta bị dày vò bởi những ký ức mà họ ước có thể quên, nhưng không thể. Sự tồn tại của ký ức về các sự kiện đau buồn, cảm giác tiêu cực và nỗi sợ hãi đang diễn ra là một dạng khác của vấn đề trí nhớ.

Một số ký ức này phản ánh chính xác những sự kiện kinh hoàng, trong khi những ký ức khác có thể là sự bóp méo tiêu cực của thực tế.

Những người bị trầm cảm, đặc biệt dễ có những ký ức dai dẳng, xáo trộn. Những người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD) cũng vậy. PTSD có thể là hậu quả của nhiều dạng sang chấn khác nhau như lạm dụng tình dục hoặc trải nghiệm thời chiến.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Phương Anh - Nghi Phương

Theo: ZINGNEWS.VN


Sức khỏe (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Sức khỏe (Tin mới)
Sức khỏe (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05