Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Gen Z Trung Quốc đi làm, nhà tuyển dụng lo sợ

08/12/2022 (06:01:00)

Người lao động Gen Z ở Trung Quốc từ chối làm thêm giờ, thậm chí sẵn sàng kiện công ty nếu bị chèn ép.

Gen Z từ chối làm thêm giờ không lương. Ảnh: Istock.

Meng Ling (sinh năm 2000) bắt đầu tìm kiếm công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học. Giống như nhiều thế hệ người lao động khác ở Trung Quốc, Meng gặp phải vấn đề liên quan tiền lương.

Trong buổi phỏng vấn, cô gái 22 tuổi và công ty cùng thống nhất mức lương và trách nhiệm khi làm việc với công ty ở Thâm Quyến. Nhưng đến ngày nhận tháng lương đầu tiên, Meng phát hiện số tiền cô nhận được ít hơn mức lương thỏa thuận khoảng vài nghìn nhân dân tệ.

"Quản lý nói tôi không đủ kỹ năng để được trả lương nhiều như vậy, mặc dù tôi đã làm mọi việc chúng tôi thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Công ty cũng từ chối ký hợp đồng với tôi", Meng nói với Sixth Tone.

Có thể công ty cố tình chèn ép để Meng chấp nhận mức lương thấp hơn thỏa thuận ban đầu, nhưng Meng không làm như vậy. Thay vào đó, cô thuê luật sư, cung cấp toàn bộ bằng chứng công ty vi phạm hợp đồng. Kết quả, cô thắng kiện và nhận được 2.200 USD tiền bồi thường.

Meng Ling chia sẻ chiến thắng của mình lên mạng xã hội, kèm theo hashtag #Thế_hệ_sau_2000_chấn_chỉnh_nơi_làm_việc.

Phong trào chấn chỉnh công ty

Từ khóa #Thế_hệ_sau_2000_chấn_chỉnh_nơi_làm_việc bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc vào nửa đầu những năm 2022. Một số phương tiện truyền thông trong nước khẳng định hashtag này bắt nguồn từ một bài đăng ẩn danh trên WeChat.

Bài đăng có đoạn: "Chỉ những người sinh sau năm 2000 mới chấn chỉnh được nơi làm việc. Trong một năm làm việc, tôi ra tòa hòa giải với 4 công ty và kiện 2 công ty. Tôi là chính tôi. Tôi khác biệt".

Kể từ đó, từ khóa bắt đầu xuất hiện nhiều trên mạng xã hội của đất nước tỷ dân. Trên Weibo, hashtag này thu hút hơn 12 triệu lượt xem. Nhiều Gen Z sử dụng hashtag này để chia sẻ những "trận chiến" tại nơi làm việc. Họ đăng ảnh chụp màn hình những cuộc tranh luận với sếp, đơn khởi kiện công ty và thảo luận về việc từ chối làm thêm giờ không lương.

Bằng cách đó, những người thuộc hệ này hy vọng họ sẽ truyền cảm hứng cho những người khác. Nhiều người coi thế hệ của họ là những người có sự chuẩn bị đặc biệt để chống lại sự bóc lột, trái ngược với thế hệ sau 1980 bị gắn mác "ngoan ngoãn" và thế hệ sau 1990 bị gắn mác "lười biếng".

Gen Z di lam anh 1

Gen Z coi trọng giá trị bản thân khi làm việc. Ảnh: VCG.

Yun Xi’er, quản lý nhân sự tại một công ty ở thành phố Trịnh Châu, từng trải qua phong trào chấn chỉnh công ty từ những nhân viên Gen Z. Yun cho biết gần đây công ty không cung cấp bảo hiểm cho nhân viên mới theo luật pháp. Những nhân viên mới sinh sau năm 2000 đã đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi. Cuối cùng, công ty phải cung cấp bảo hiểm cho tất cả nhân viên.

Yun thừa nhận phong trào này của Gen Z là một điều tốt, đặc biệt khi nó nhắm vào những hành vi bất hợp pháp của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, anh đặt câu hỏi về cách tiếp cận mà Gen Z đang áp dụng.

"Chúng ta không thể lấy cớ chấn chỉnh để hành xử bất lịch sự. Các bạn Gen Z có thể thấy điều này đúng, điều này chưa. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, các bạn có thể đấu tranh theo cách tốt hơn", Yun nêu quan điểm.

Erica (sinh năm 2000) khẳng định không phải tất cả Gen Z đều chấn chỉnh công ty theo cách vô lễ hay bất lịch sự. Erica kể lại cô từng làm việc cho một phân khu của Alibaba và thường bị bắt làm thêm không lương, quản lý lại hay hút thuốc trong văn phòng.

Erica từ chối làm thêm giờ. Cô giải thích với công ty cô đã hoàn thành tất cả nhiệm vụ. Nếu làm thêm giờ, công ty phải trả thêm tiền cho cô theo quy định của pháp luật. Dù giải thích lịch sự, Erica vẫn bị công ty yêu cầu nghỉ việc.

"Thế hệ chúng tôi bày tỏ những suy nghĩ và quan niệm của bản thân về cuộc sống nơi làm việc. Nếu các điều kiện làm việc bất lợi, chúng tôi sẽ không chấp nhận", cô gái 22 tuổi nói thêm.

Vì sao Gen Z đấu tranh?

Bàn về lý do Gen Z hay nổi dậy đấu tranh ở nơi làm việc, Maggie (sinh năm 2000) cho rằng bối cảnh xã hội chính là một yếu tố tác động. Thế hệ trước thường phải làm việc để có cơm ăn áo mặc, họ sẵn sàng nhận mọi công việc để kiếm được tiền.

Nhưng Gen Z lại không như vậy. Trưởng thành trong bối cảnh xã hội phát triển, cha mẹ có điều kiện sống tốt hơn, tiền bạc dư giả, nhiều người trẻ không cần làm việc bất chấp để kiếm tiền. Do đó, họ có thể chống lại những văn hóa làm việc độc hại và sẵn sàng từ bỏ nếu thấy không phù hợp.

GS Wang Kan tại Học viện Quan hệ Lao động Trung Quốc cũng nêu quan điểm tương tự. Trong các thời đại trước, người lao động Trung Quốc thường tự hào về khả năng chịu đựng khi làm việc. Nhưng khái niệm này không còn phù hợp với người lao động ngày nay - những người không có nhu cầu kiếm tiền ngay lập tức.

GS Wang giải thích nền kinh tế ngày nay được cải thiện, lương hưu tăng, nguy cơ nghèo đói giảm. Vì thế, cha mẹ không còn tạo áp lực lớn cho con cái trong việc kiếm tiền mà chỉ mong con sống hạnh phúc.

Chính những điều này đã cho người trẻ cái nhìn khác về việc đi làm, họ cũng có những yêu cầu riêng khi gia nhập thị trường lao động. Cụ thể, theo một báo cáo năm 2022, những người lao động sinh sau năm 2000 nói rằng họ muốn lựa chọn những công việc mang lại giá trị cá nhân.

Gen Z di lam anh 2

Gen Z góp phần đẩy lùi văn hóa 996 độc hại. Ảnh: VCG.

Đấu tranh không vô ích

Trước làn sóng đấu tranh, chấn chỉnh công ty của Gen Z, nhiều người đặt câu hỏi liệu phong trào này có thực sự hiệu quả và mang lại sự thay đổi. Họ lấy ví dụ những người lao động Gen X, Gen Y trước đây cũng là kẻ nổi loạn, nhưng cuối cùng "đâu lại vào đấy".

Giải thích cho nghi vấn này, GS Wang Kan nói rằng phong trào đấu tranh ở nơi làm việc không phải khái niệm quá mới mẻ, thế hệ trước cũng từng đấu tranh như vậy. Thế hệ trước coi trọng quyền lao động và điều kiện làm việc, trong khi thế hệ ngày nay chú trọng văn hóa làm việc và coi trọng giá trị bản thân.

Thêm một điểm khác biệt là thế hệ sau 2000 đấu tranh thông qua các hoạt động trực tuyến và thu hút nhiều sự chú ý, ủng hộ. Trong khi đó, thế hệ trước đấu tranh bằng cách đình công, biểu tình. Những điều này hiếm khi được đưa tin vào thời điểm đó.

Ông Wang nghĩ rằng khi Gen Z già đi, có khả năng họ cũng sẽ "dịu đi" thay vì quyết liệt đấu tranh như trước, giống như các thế hệ lao động Gen X, Gen Y trước đây.

"Khi chưa kết hôn, mọi người háo hức thay đổi nơi làm việc. Nhưng khi có tuổi, họ bắt đầu nghĩ về gia đình, những khoản nợ. Khi đó, có khả năng họ sẽ không còn quá coi trọng giá trị bản thân", TS Wang nói.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cuộc chiến của Gen Z là vô ích. Nếu Gen X, Gen Y đấu tranh để buộc các công ty cung cấp hợp đồng lao động chính thức và cho phép kiện tụng, Gen Z lại thành công trong việc thay đổi cách thức làm việc.

Đầu năm 2022, sau khi làm khảo sát với nhân viên và nhận được 90% đồng tình, một công ty du lịch Trung Quốc đã triển khai kế hoạch làm việc kết hợp, cho phép nhân viên làm việc tại nhà.

Văn hóa làm việc 996 (làm việc từ 9h sáng đến 21h (9h tối), mỗi tuần 6 ngày) cũng được đẩy lùi nhờ sự đấu tranh của thế hệ lao động trẻ. Chính phủ Trung Quốc đã ra tay trấn áp hoạt động này. GS Wang tin rằng phòng trào chấn chỉnh công ty của Gen Z sẽ còn mang lại nhiều cải tiến hơn nữa.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Thái An

Theo: ZINGNEWS.VN


Giáo dục (Tin trước)