05/12/2022 (07:22:21)
Từ số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2021, Việt Nam có 7.000 sinh viên ngành Logistic, đây là con số khiêm tốn so với nhu cầu ngành này tại Việt Nam.
Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê hồi 10/2021, khắp Việt Nam có 49 trường đào tạo ngành Logistic với 35 mã ngành liên quan thuộc 4 nhóm ngành Kinh doanh, Khai thác vận tải, Dịch vụ bưu chính và Quản trị, Quản lý. Các trường hầu hết tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội (17 trường) và TP.HCM (17 trường). Bên cạnh đó, tại Việt Nam, 7.000 sinh viên đang theo học ngành Logistic.
“Đây là con số khiêm tốn so với nhu cầu phát triển của ngành Logistic tại Việt Nam”, ông Phí Anh Tuấn, CEO Công ty Tư vấn P.A.T Consulting, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống thông tin quản lý cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, cho biết.
Trả lời Zing, ông cho rằng người làm logistic cần có 3 yếu tố để duy trì và theo đuổi nghề.
"Đầu tiên, người làm logistic luôn phải nghĩ đến câu chuyện hợp lý hóa vận hành của tổ chức hay doanh nghiệp mình đang làm việc cùng. Kỹ năng kết nối là yếu tố quan trọng tiếp theo cần có đối với nhân sự ngành này. Cuối cùng, người làm ngành này cần tích cực cập nhật các công nghệ mới như công nghệ thông tin hay trí tuệ nhân tạo", ông Tuấn cho biết.
Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục Thống kê 2019, Việt Nam có gần 30.000 doanh nghiệp logistic với 1.183 doanh nghiệp tại Miền núi phía Bắc, 9.601 doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Hồng. Vùng Bắc Trung Bộ có 1.509 doanh nghiệp, trong khi con số này của vùng Nam Trung Bộ là 2.732 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp logistic tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ lần lượt là 13.026 và 1.287 doanh nghiệp. Cuối cùng, Tây Nguyên có 365 doanh nghiệp ngành này.
Trong số đó, 5 tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp logistic lớn nhất cả nước lần lượt là TP.HCM (9.885 doanh nghiệp), Hà Nội (4.055 doanh nghiệp), Hải Phòng (2.878 doanh nghiệp), Bình Dương (1.133 doanh nghiệp), Đồng Nai (1.026 doanh nghiệp).
Tuy nhiên, số doanh nghiệp logistic có quy mô lớn ở Việt Nam không nhiều. Việt Nam có tới 40,22% doanh nghiệp có nhân lực dưới 5 người, 31,67% doanh nghiệp có nhân lực 5-9 người, 24,42% doanh nghiệp có nhân lực 10-49 người. Số doanh nghiệp có 50-199 nhân sự chỉ chiếm 2,88%. Con số này đối với các doanh nghiệp có trên 200 nhân sự chỉ 0,81%.
Do vậy, ông Tuấn đánh giá lực lượng ngành logistic Việt Nam chưa thực sự mạnh. Việt Nam cần những doanh nghiệp lớn hơn để có thể cạnh tranh với quốc tế.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.
Linh Thùy
Theo: ZINGNEWS.VN |