Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Tiết kiệm 25.600 tỷ nhờ tinh giản biên chế, dành để tăng lương

04/11/2022 (15:27:54)

"Trong giai đoạn 2019-2021, Chính phủ đã tiết kiệm được 25.600 tỷ đồng từ việc tinh giản biên chế. Số tiền này sẽ được dành để cải cách tiền lương", Bộ trưởng Nội vụ thông tin.

  • Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là thành viên Chính phủ thứ ba đăng đàn, sau Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng.
  • 107 đăng ký chất vấn.
  • "Chia lửa" với nữ bộ trưởng có Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, bộ trưởng các bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội...
  • Tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ nhờ tinh giản biên chế

    chat van BT Noi vu anh 1

    Đại biểu Tao Văn Giót (đoàn Lai Châu) đặt câu hỏi về tác động của hoạt động tinh giản biên chế tới việc cải cách tiền lương. Ngoài ra, đại biểu này chất vấn nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng thiếu cục bộ một số lĩnh vực tại địa phương.

    Bộ trưởng Nội Vụ Phan Thị Thanh Trà cho biết mối quan hệ của việc tinh giản biên chế hệ thống tác động rất rõ. Chính phủ đã tiết kiệm được 25.600 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2021. "Số này được đưa vào cải cách tiền lương", Bộ trưởng nhấn mạnh.

  • Xác định vị trí việc làm chưa đầy đủ, căn cơ

    chat van BT Noi vu anh 2

    Đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) nêu vấn đề xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập còn bất cập, hạn chế, cần khắc phục để thực hiện cải cách tiền lương.

    Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết từ 2012, sau khi ban hành Luật Cán bộ công chức, sau này là Luật viên chức, các luật đã nêu rõ mục tiêu xác định vị trí việc làml chuyển từ cách sắp xếp theo chức nghiệp đến theo vị trí việc làm. “Đây là xu thế thế giới, đảm bảo năng động, linh hoạt”, bà Trà nói và cho biết từ năm 2012 đến nay đã xác định vị trí việc làm nhưng chưa đầy đủ, căn cơ.

    Sau khi có Nghị quyết 18 của Trung ương, Bộ Nội vụ mới tập trung triển khai, tham mưu cho Chính phủ ban hành 2 nghị định xác định vị trí làm việc của công chức, viên chức.

    “Theo yêu cầu về quản lý biên chế, chúng ta đã xác định khung chung với 866 vị trí trong đơn vị hành chính, 615 vị trí ở đơn vị sự nghiệp, 17 vị trí cấp cơ sở (cấp xã)”, nữ Bộ trưởng thông tin.

    Bà cho biết tới đây, theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế việc làm, chúng tôi sẽ hoàn thiện lại toàn bộ vấn đề liên quan đến vị trí việc làm, khung năng lực, triển khai đồng bộ để đảm bảo được hiệu quả.

  • Thu hút nhân lực tham mưu chính sách vào khu vực công

    chat van BT Noi vu anh 3

    Đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga (Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong tham mưu xây dựng, ban hành văn bản vi phạm pháp luật.

    Nữ đại biểu nêu thực tế đội ngũ này vừa qua còn thiếu kỹ năng phân tích, dự báo, thiếu tầm nhìn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu chính sách chưa sâu, chưa kỹ, chưa đánh giá hết các tác động của các chính sách ban hành; một số trường hợp còn thiếu trách nhiệm, nặng về lợi ích ngành, cơ quan, chưa quan tâm bố trí đủ công chức làm công tác pháp chế. "Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lãng phí tài sản công, gây bức xúc trong nhân dân", đại biểu nhìn nhận.

    Trả lời, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết trong hệ thống đào tạo hiện nay rất quan tâm đào tạo lao động trong lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên, lực lượng này vào khu vực công chưa nhiều. Hơn nữa, trong những năm gần đây thị trường lao động trong lĩnh vực này phát triển đa dạng, phong phú dẫn đến việc thu hút lực lượng này vào khu vực công khó khăn hơn.

    Nữ Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu và trong thời gian tới phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng một đề án căn cơ, cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực tham mưu xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

  • Đánh giá công chức chuyển biến tích cực, tỷ lệ cán bộ xuất sắc giảm

    chat van BT Noi vu anh 4

    Đại biểu Hà Sỹ Huân (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) nêu vấn đề đánh giá xếp loại cán bộ, công viên chức, thực tế còn chưa thực chất, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm. Bộ Nội Vụ có giải pháp gì để việc đánh giá được chính xác, thực chất.

    Trả lời băn khoăn này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết vừa qua, Đảng, Chính phủ đã quan tâm công tác đánh giá cán bộ công viên chức. Kết quả những năm gần đây có chuyển biến tích cực hơn.

    Đơn cử, trong năm 2021, số cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 22%, trong khi những năm trước đó là 30%. Số cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ là 1,72%, trong khi trước đó chỉ 0,56-0,64%.

    “Tình hình đã có chuyển biến, nhưng nhìn tổng thể thì việc đánh giá chưa sát thực tiễn, chưa căn cứ sản phẩm đầu ra”, Bộ trưởng nói.

    Bà cho biết thời gian tới cần tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật về đánh giá, đảm bảo đồng bộ, liên thông, đa chiều, có tiêu chí và sản phẩm cụ thể; tập trung xác định vị trí việc làm, khung năng lực để đánh giá cán bộ, công chức.

    Bên cạnh đó, các bộ quản lý ngành cần căn cứ theo tiêu chí đánh giá của Đảng, Chính phủ để cụ thể hóa ở cơ quan đơn vị mình, để đánh giá công bằng, dân chủ, chính xác. Ngoài ra, Bộ trưởng cho rằng cần ứng dụng công nghệ thông tin để có công cụ đánh giá.

  • Tinh gọn bộ máy, biên chế đạt kết quả bước đầu

    chat van BT Noi vu anh 5

    Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết thời gian qua, Bộ Nội vụ đã tập trung xây dựng hệ thống thể chế, chính sách và phối hợp triển khai đồng bộ, toàn diện lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành liên quan tới bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ đã đạt kết quả bước đầu.

    “Phía trước, ngành nội vụ còn rất nhiều việc phải đổi mới, bổ sung, hoàn thiện đòi hỏi phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội và cử tri cả nước”, nữ Bộ trưởng nói và mong muốn lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội, để ngành tiếp tục khắc phục khó khăn, hạn chế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

  • 4 nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Nội vụ

    Thứ nhất là việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Việc ban hành các văn bản thực hiện quy định của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    Thứ hai, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, xử lý vi phạm.

    Thứ ba, nguyên nhân, giải pháp trước tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là lĩnh vực, vị trí địa bàn đông dân cư, chịu nhiều áp lực công việc (như viên chức y tế…). Việc bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy - học.

    Thứ tư, giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố (về số lượng người làm việc, về chế độ, chính sách…), nhất là công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp.

    Trong báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội trước đó, Bộ Nội vụ thống kê từ đầu năm 2020 đến giữa 2022, số cán bộ, công viên chức thôi việc là hơn 39.500, chiếm 1,94% tổng số biên chế.

    Trong đó, bộ, ngành có 7.100 người, địa phương 32.450 người; 650 tiến sĩ, 4.000 thạc sĩ và khoảng 1.200 bác sĩ. Ngành giáo dục đào tạo có số lượng thôi việc nhiều nhất 16.400; y tế gần 12.200.

    Cũng theo Bộ Nội vụ, số công chức, viên chức thôi việc tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hệ thống dịch vụ khu vực ngoài Nhà nước phát triển nên nhiều cơ hội việc làm. Việc dịch chuyển này là xu hướng tích cực vào - ra theo cơ chế thị trường, xu thế của sự phát triển, vận động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng hàng loạt công chức, viên chức thôi việc trong hai năm rưỡi qua là điều cần nhìn nhận nghiêm túc, là vấn đề đáng quan ngại.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Nhóm phóng viên

Theo: ZINGNEWS.VN


Thời sự (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Thời sự (Tin mới)
Thời sự (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05