Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Chỉ Bộ Công an và Bộ TTTT không thể ngăn thông tin xấu độc

04/11/2022 (09:33:51)

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định việc kiểm soát thông tin xấu độc sự khó bởi lực lượng mỏng, trong khi đó mỗi người Việt hiện có gần 4 tài khoản mạng xã hội khác nhau.

  • Đây là lần đăng đàn thứ hai của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, lần trước tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, vào tháng 11/2019.
  • 90 đại biểu đăng ký chất vấn
  • Dự kiến, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ... cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.
  • Gần 2 triệu giao dịch mỗi ngày thông qua cơ sở dữ liệu

    Chat van Bo truong TTTT anh 1

    Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) nêu thực trạng về việc xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu quốc gia nhất là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu các bộ ngành chưa có sự đồng bộ, thống nhất cao. Nữ đại biểu chất vấn Bộ trưởng về nguyên nhân, trách nhiêm và giải pháp của Bộ TTTT.

    Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết hiện nay cả nước có 8 cơ sở dữ liệu kết nối, trong đó có 5 cơ sở dữ liệu quốc gia và 3 cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhưng mang tính toàn quốc. Những cơ sở này khi đã kết nối thông qua đường trục về chia sẻ kết nối được Bộ TTTT vận hành sẽ kết nối hiệu quả.

    Ông cũng cho biết mỗi ngày có 2 triệu giao dịch kết nối Trung ương, địa phương bộ ngành với nhau và trong đó có đóng góp đáng kể từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an. Con số này tăng gấp 4 lần so với năm 2021.

    Vấn đề còn lại là nhiều cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương đã xây dựng nhưng chưa kết nối và chia sẻ. Trong khi đó, một số hệ thống công nghệ thông tin muốn kết nối để lấy dữ liệu nhưng chưa đảm bảo điều kiện. Bộ TTTT đang xử lý vấn đề này trên cơ sở đảm bảo an toàn, an ninh mạng để kết nối. Bộ trưởng lưu ý các bộ, ngành đã hoàn thành cơ sở dữ liệu của mình cần công bố, chia sẻ để Chính phủ, Bộ TTTT thúc đẩy kết nối.

  • Chỉ Bộ Công an và Bộ TTTT không thể ngăn thông tin xấu độc

    Chat van Bo truong TTTT anh 2

    Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) cho rằng ngăn chặn tác hại của thông tin xấu độc trên không gian mạng là việc không dễ dàng. Xử lý một trường hợp đưa tin thất thiệt vất vả, khó khăn đồng thời nếu không xử lý cẩn thận sẽ dẫn đến nguy cơ PR cho người vi phạm. Từ đó, ông Nghĩa đặt câu hỏi về giải pháp căn cơ nhất để xử lý tình trạng này trong bối cảnh lực lượng ngành thông tin truyền thông còn mỏng đồng thời số tài khoản mạng xã hội lên đến hàng chục triệu và có những tài khoản ở nước ngoài.

    Trả lời, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định việc kiểm soát thông tin xấu độc ở Việt Nam thực sự khó khăn bởi lực lượng mỏng, trong khi đó một người Việt Nam hiện có gần 4 tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau. Ông nhận định đây là con số cao.

    Về giải pháp căn bản, người đứng đầu ngành TTTT cho rằng: “Thế giới thực ra sao, lên mạng cũng vậy. Ai quản lý cái gì ở thế giới thực thì sang không gian mạng quản lý cái đó”. Tất cả bộ ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường cần quản lý lĩnh vực của mình trên không gian mạng. Thậm chí đến mức tế bào là gia đình cũng cần quản lý con cái trên không gian này. “Toàn bộ xã hội vào cuộc mới có thể giải quyết căn cơ vấn đề trên không gian mạng. Chỉ Bộ TTTT và Bộ Công an không xuể”, ông Hùng nói.

  • Quét và ngăn chặn gần 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo

    Chat van Bo truong TTTT anh 3

    Đại biểu Lê Thị Song An (đoàn Long An) đặt vấn đề thời gian qua, tình hình lừa đảo tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt tài sản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng, đá gà đánh bài qua mạng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

    "Với vai trò và trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết các vấn đề trên?", đại biểu đặt câu hỏi.

    Trả lời, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết vấn đề lừa đảo qua mạng không chỉ Việt Nam mà hầu hết quốc gia, gần đây rất nhiều lừa đảo sử dụng phương tiện thông tin trong đó có số điện thoại và thông qua trang web.

    Thời gian qua, Bộ TTTT đã hoàn thiện căn bản thể chế đã ban hành trong đó định nghĩa rõ các hành vi và quy định các quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế chuyển cho công an xử lý hình sự.

    "Một trong những điều chúng tôi quan tâm là xử lý một cách căn bản. Bộ đã công khai các đầu số điện thoại, các trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về vi phạm", ông Hùng nói. Ngoài ra, năm 2020, Bộ TTTT đã rà quét và ngăn chặn gần 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo.

    Theo Bộ trưởng, nếu không ngăn chặn thì sẽ có 3,1 triệu người truy cập các trang web lừa đảo và xác suất bị lừa đảo là rất lớn. Ngoài ra, Bộ đang tập trung xử lý sim rác, đây là phương tiện thực thi các hoạt động lừa đảo. Việc này có 3 công đoạn là: Xóa khỏi hệ thống thuê bao không có đầy đủ thông tin, xác minh thông tin của người sử dụng thuê bao và xử lý sim không chính chủ.

  • 90 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

    Chat van Bo truong TTTT anh 4

    Trước khi bắt đầu trả lời chất vấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng dành 5 phút báo cáo khái quát về những nhóm vấn đề liên quan. Ông nhấn mạnh hiện nay, hầu hết hoạt động đều liên quan đến chuyển đổi từ môi trường thực sang môi trường số. Đảng và Nhà nước xác định chuyển đổi số là phương thức mới, giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Theo Bộ trưởng, nếu không nhanh chóng tận dụng được chuyển đổi số thì sẽ phải đối diện với nguy cơ to lớn từ việc này. Bộ TTTT đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và thực tế mới phát sinh.

    “Chúng tôi coi những tồn tại này là động lực để thúc đẩy ngành phát triển”, ông Hùng nói và cho rằng các chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ giúp ngành nhìn nhận được một bức tranh toàn cảnh hơn, gợi mở được những giải pháp mới cho những vấn đề còn tồn tại của ngành.

    Sau khi Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kết thúc phần phát biểu, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thông báo có 90 đại biểu đăng ký chất vấn Tư lệnh ngành Thông tin và truyền thông.

  • Nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông với nội dung gồm việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia. Trong nhóm vấn đề này còn có nội dung về tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

    Cũng trong phiên đăng đàn của mình, tư lệnh ngành Thông tin và Truyền thông sẽ giải đáp chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc quản lý thuê bao, đầu số của nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và nền tảng trực tuyến khác.

    Việc xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân... là nội dung quan trọng khác thuộc nhóm lĩnh vực này.

    Chat van Bo truong TTTT anh 5

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Nhóm phóng viên

Theo: ZINGNEWS.VN


Thời sự (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Thời sự (Tin mới)
Thời sự (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05