28/12/2022 (15:04:28)
Sự việc TikToker 2,6 triệu follow bị tố bán hàng giả, không rõ nguồn gốc không phải là hy hữu vì tình trạng sản phẩm kém chất lượng tràn lan trên nền tảng vẫn tồn tại lâu nay.
Sau nhiều ngày im lặng khi bị tố bán hàng giả, Trương Nhã Dinh đăng clip giải thích vào ngày 24/12. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lời giải thích của TikToker này chưa thuyết phục. Ảnh: @tndinh. |
Sau đoạn livestream bán mỹ phẩm “giá siêu hời”, chỉ rẻ bằng 1/4, 1/5 giá gốc của sản phẩm được bày bán ở gian hàng chính hãng, Trương Nhã Dinh, TikToker có 2,6 triệu lượt theo dõi, bị nhiều người tố bán hàng giả, không rõ nguồn gốc.
Hình ảnh của người này được cho là xuất hiện trong bài cảnh báo trên trang Facebook chính thức của 2 thương hiệu mỹ phẩm Estee Lauder Vietnam và MAC Cosmetics về tình trạng hàng giả tràn lan trên TikTok Shop với lời mời chào chương trình khuyến mại rẻ bất ngờ (>70%), “hàng công ty”, “hàng cửa hàng miễn thuế”.
Một hãng nhấn mạnh “đã tiến hành mua sản phẩm được bán trên nền tảng TikTok của một KOL nổi tiếng” để đối chiếu và khẳng định đây là hàng giả.
Nhiều ý kiến đồng tình rằng người tiêu dùng cần tỉnh táo để không tiếp tay cho những cá nhân bán hàng giả hay tụ điểm bán hàng không rõ nguồn gốc.
Ra mắt vào giữa tháng 4, TikTok Shop đánh dấu sự hình thành của mảng kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) của TikTok tại thị trường Việt Nam.
Các thương hiệu và người có ảnh hưởng được khuyến khích quảng cáo sản phẩm của họ thông qua video, livestream để tăng doanh số bán hàng. Người dùng có thể mua sắm thông qua các gian hàng của người bán trực tiếp trên ứng dụng.
Tuy nhiên, TikTok Shop đang trở thành điểm tập trung mới của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Không riêng tại Việt Nam, người dùng trên khắp thế giới cũng phản ánh tình trạng này.
Hãng mỹ phẩm đăng bài cảnh báo hàng giả trên TikTok Shop. Ảnh: Estee Lauder Vietnam. |
Crolina Are (người Italy) rời khỏi TikTok Shop sau khi không được trả tiền cho nội dung và bị yêu cầu bán hàng giả, theo Dexerto.
TikToker này mô tả sản phẩm mà cô được yêu cầu bán là “những thứ rẻ tiền hoặc kém chất lượng mà tôi phải vật lộn để bán và cố tỏ ra là mình không chèo kéo khách hàng”.
Tương tự Are, nhiều người tạo nội dung khác cũng không hài lòng với bản chất “thời trang nhanh” của nhiều dịch vụ trên TikTok Shop.
“Quần áo kém chất lượng và giá quá bèo, chỉ khoảng 1 bảng Anh cho một chiếc áo phông và 7 bảng Anh đối với áo khoác”, một TikToker người Anh từng bán hàng trên TikTok Shop cho biết.
Để kiểm chứng thực hư, Financial Times theo dõi các buổi livestream trên nền tảng và phát hiện túi xách, quần áo, mỹ phẩm nhái được bán tràn lan với mức giá không thể tin nổi.
Không ít người tiêu dùng đã sập bẫy “hàng tốt giá bèo” mà người bán đưa ra.
Trong khi lướt TikTok, Iman Hamid, luật sư ở London (Anh), lập tức bị thu hút bởi thỏi son bóng NYX được bán với giá khoảng 5 USD, tức gần bằng một nửa giá sản phẩm ở cửa hàng chính hãng.
Iman Hamid chỉ ra sự khác biệt giữa 2 thỏi son mua trên TikTok Shop và từ cửa hàng. Ảnh: @iman.hamid. |
Nghĩ đây là món hời, Hamid nhanh chóng chốt đơn, nhưng nhận ra đó là hàng giả ở ngay lần sử dụng đầu tiên.
Khi so sánh sản phẩm mua trên TikTok Shop và cửa hàng chính hãng, cô nhận thấy sự khác biệt rõ rệt từ màu sắc đến kết cấu.
Trong số hơn 300 bình luận dưới video của Hamid, nhiều người không ngạc nhiên về tình trạng hàng giả trên TikTok Shop. Không ít dân mạng cũng chia sẻ về trải nghiệm mua kem chống nắng, mascara, cọ trang điểm,... kém chất lượng nhưng được gắn mác “chính hãng”.
Hamid sốc khi biết có nhiều người cũng bị lừa như mình.
Khi thấy quảng cáo bộ cọ trang điểm Real Techniques trên TikTok Shop với giá rẻ bất ngờ, chủ tài khoản @lasoandmo nghi ngờ đó là hàng giả nhưng vẫn đặt mua để kiểm chứng.
Lúc nhận hàng, cô thấy trọng lượng của sản phẩm nhẹ hơn nhiều so với bộ sản phẩm chính hãng mà cô sở hữu. Ngoài ra, phần màu sắc bên ngoài cũng như chất liệu của những cây cọ cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu không đặt 2 sản phẩm cạnh nhau, người mua rất khó để phân biệt giữa hàng giả và hàng thật.
Một người khác mua chai nước đang hot từ TikTok Shop với lời quảng cáo giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, cô cho biết chai nước “có những con số kỳ lạ ở dưới đáy” và không an tâm để sử dụng.
Sau trải nghiệm mua sắm tồi tệ trên TikTok Ship, nhiều người khuyên nên mua sản phẩm trực tiếp từ trang web chính hãng hoặc gian hàng đáng tin cậy, tránh sập bẫy giá rẻ.
Hamid nói rằng cô sẽ chỉ đặt hàng lại từ TikTok Shop nếu giao dịch được thực hiện trực tiếp từ gian hàng được xác minh.
“TikTok chắc chắn cần văn hóa mới về trách nhiệm giải trình. Nếu không, tất cả sẽ trở thành nạn nhân của những trò gian lận và lừa đảo”, cô nói.
TikTok Shop tuyên bố nghiêm cấm hàng giả, yêu cầu tất cả sản phẩm bán trên nền tảng là hàng thật và bảo vệ chủ sở hữu khỏi tình trạng vi phạm bản quyền, thương hiệu. Nếu vi phạm, tùy vào mức độ và tần suất, TikTok sẽ có biện pháp cảnh cáo, cưỡng chế, xử phạt hay báo cáo cơ quan chức năng xử lý.
Để bán hàng có thương hiệu, chủ shop cần cung cấp bằng chứng ủy quyền thương hiệu cho TikTok. Bản thân từng sản phẩm trước khi được người bán tạo và đăng tải đều phải qua sự kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, trên thực tế, bằng nhiều thủ thuật đơn giản, các gian thương vẫn tìm ra cách để sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng qua mặt nền tảng.
Để bán mặt hàng nhái thương hiệu, người bán cần che mọi logo nhận diện trên sản phẩm hoặc bao bì, vỏ hộp. Khi thiết lập mô tả sản phẩm, họ cũng không được lồng ghép tên thương hiệu mà chỉ dùng biểu tượng hoặc từ nói lái, chung chung như quần áo, túi xách, mỹ phẩm.
Sản phẩm nhái thương hiệu nổi tiếng tràn lan trên TikTok Shop. Ảnh: TikTok. |
TikTok quản lý rất chặt chẽ các mặt hàng liên quan đến bà bầu, mỹ phẩm, thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng. Gian hàng muốn kinh doanh các mặt hàng này phải cung cấp rất nhiều giấy xác nhận, chứng từ cấp phép khác nhau.
Tuy nhiên, nếu nhờ các đơn vị hỗ trợ xây kênh, người bán sẽ được hướng dẫn để được thông qua hoặc mở ngành hàng nhanh chóng hơn.
Ngay cả khi không được duyệt sản phẩm trên TikTok Shop, người bán vẫn có thể sử dụng nền tảng để đăng tải video quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng và dẫn người mua qua các kênh khác như mạng xã hội, sàn TMĐT.
Theo những người kinh doanh trên TikTok Shop, nền tảng ưu tiên đề xuất các sản phẩm với mức giá 100.000-200.000 đồng. Điều này gây phản ứng ngược đối với các sản phẩm thương hiệu có giá trị cao, đồng thời tạo tiền lệ cho các sản phẩm nhái, giả lộng hành trên thị trường.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy 49% người dùng TikTok quyết định mua món đồ họ thấy trên nền tảng. Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, Better Business Bureau đưa ra lời khuyên:
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.
Thiên Nhi
Theo: ZINGNEWS.VN |