5 thí sinh Hà Nội mang điện thoại vào phòng thi lớp 10
23 giờ trước 12:00 11/6/2023 Giáo dục Giáo dục
0
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin trong buổi thi môn Toán (sáng 11/6), thêm một thí sinh vi phạm quy chế do mang điện thoại vào phòng thi.
12/06/2023 (10:34:18)
Sáng 12/6, nhiều phụ huynh kéo lên phòng một cửa của Sở GD&ĐT Hà Nội, đồng loạt nộp đơn, đề nghị sở xem xét, ghi nhận đáp án và tính điểm cho những học sinh có đề thi mắc lỗi in ấn.
Nhiều phụ huynh có mặt tại ộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở GD&ĐT. Ảnh: Ngọc Bích. |
7h30, dù bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở GD&ĐT chưa mở cửa, anh Phan Anh Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) đã có mặt tại đây. Nam phụ huynh cho biết cả đêm qua, anh mất ngủ bởi đề thi môn Toán vào lớp 10 của con gái mắc lỗi in ấn, khiến con hiểu nhầm, làm sai ý 1, câu III (yêu cầu thí sinh giải hệ phương trình, tìm hai ẩn x và y).
"Tôi quá sốt ruột nên sáng nay đến sớm để nộp đơn, đề nghị sở xem xét, ghi nhận đáp án và tính điểm cho những học sinh có đề thi mắc lỗi in ấn", anh Tuấn cho biết.
Chung mục đích với anh Tuấn, sáng 12/6, khoảng hơn 20 phụ huynh khác cũng có mặt tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở GD&ĐT Hà Nội. Ngoài ra, nhiều phụ huynh khác cũng ký tên trong đơn kiến nghị. Một số phụ huynh bật khóc vì thương con bị mất điểm oan.
Trước đó, như Tri thức trực tuyến đã đưa tin, trưa 11/6, sau khi kết thúc bài thi môn Toán vào lớp 10, nhiều phụ huynh Hà Nội đã phản ánh do mực in không rõ, ở câu 3, ý 1, phần gạch ngang bị đứt quãng khiến học sinh nhìn nhầm thành -2/(x-3) thay vì 2/(x-3).
Anh Tuấn cho biết do nhìn nhầm, con anh làm sai câu này. Lúc ra khỏi điểm thi, con tự tin được 9-9,5 điểm.
"Nhưng khi so sánh với gợi ý đáp án, mẹ của con mới phát hiện sự khác nhau giữa các đề. Lúc này, con thất vọng, xuống tinh thần, tâm lý bị ảnh hưởng bởi con đăng ký thi chuyên, chỉ 0,25 điểm thôi cũng quyết định sự thành bại", anh Tuấn cho biết.
Quy chế thi cho phép thí sinh có 5 phút để kiểm tra đề, nếu phát hiện đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ, phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi để kịp thời xử lý. Tuy nhiên, theo anh Tuấn, khi ở trong phòng thi, các con rất căng thẳng, khó tỉnh táo để phát hiện ra đề bị mờ ngay điểm quan trọng.
Sáng nay, từ 6h30, chị Tăng Thị Hồng Lê cũng di chuyển từ Gia Lâm đến Sở GD&ĐT Hà Nội để nộp đơn đòi điểm cho con. Nữ phụ huynh cho biết đến tối qua, chị mới biết đến thông tin một số đề thi môn Toán mắc lỗi in ấn. Con chị là một trong những thí sinh rơi vào trường hợp đó, thi tại phòng số 19, điểm trường THPT Dương Xá (Gia Lâm).
"Vào phòng thi, các con không thể quay ngang, quay dọc hay hỏi bạn bên cạnh về đề thi. Chỉ đến khi thi xong, các con mới biết mình đã nhầm. Việc này có thể khiến con mất 1-2 điểm, ảnh hưởng đến kết quả thi cũng như cơ hội đỗ vào nguyện vọng 1", chị Lê cho biết.
Trong khi đó, anh Ngô Quang Minh (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết con trai anh thi tại phòng 11, điểm thi số 5, trường THPT Cao Bá Quát. Không đợi ra khỏi phòng thi, chỉ sau khoảng 20-25 phút, con làm đến câu III và đã phát hiện đề bị mờ. Thí sinh này đã hỏi giám thị và nhận được câu trả lời đó là dấu âm, tức -2/(x-3).
"Các cơ quan chức năng có thể kiểm chứng thông qua các thí sinh và giám thị ở phòng thi này. Từ hôm qua đến giờ, con tôi rất suy sụp khi mất điểm quá vô lý", anh Minh cho biết.
Sáng nay, các phụ huynh có mặt đều thống nhất yêu cầu Sở GD&ĐT xác minh, làm rõ. Trong trường hợp do lỗi in ấn khiến học sinh hiểu nhầm đề thi, đáp án khác với đáp án của sở nhưng vẫn làm đúng các bước theo chương trình đã học, phụ huynh hy vọng Sở GD&ĐT Hà Nội linh hoạt, ghi nhận đáp án và tính điểm cho các thí sinh này.
35 phụ huynh ký đơn gửi Sở GD&ĐT Hà Nội. Ảnh: Ngọc Bích. |
Trao đổi với Tri thức trực tuyến, thầy Võ Quốc Bá Cẩn, giáo viên trường Archimedes Academy Hà Nội, nhận định đây là sự việc hy hữu, không thể đỗ lỗi cho Sở GD&ĐT Hà Nội hay thí sinh.
Theo thầy Cẩn, xét về phía thí sinh, các em chỉ mới 14-15 tuổi, trong phòng thi, các em có thể mất bình tĩnh và không nhìn kỹ đề. Bên cạnh đó, khi có nghi vấn về đề thi, học sinh có quyền thắc mắc nhưng có thể các bạn không dám hỏi, hoặc hiểu nhầm yêu cầu "giám thị không giải thích gì thêm", dẫn đến hiểu nhầm đề và làm sai. Đây sẽ là bài học lớn cho các em cũng như rút kinh nghiệm cho các bạn thi sau.
Giáo viên này cũng thông tin đáp số đúng của bài toán là (x,y) = (7/2, 1). Còn nếu nhầm phép tính thành dấu âm, nghiệm là (83/26, -19/5).
Vì vậy, thầy Cẩn hy vọng Sở GD&ĐT sẽ chấp nhận kết quả và cho điểm những thí sinh có đáp án sai vì nhìn nhầm đề. Theo giáo viên này, nếu nhìn nhầm đề mà thí sinh vẫn ra kết quả, điều này cho thấy các em có năng lực.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu Sở GD&ĐT đồng ý với phương án này, đây sẽ trở thành tiền lệ xấu. Thầy Cẩn lại nhận định điều này khó xảy ra bởi đây bởi sự việc vừa qua chỉ là sự cố hy hữu.
Trong khi đó, trao đổi với Tri thức trực tuyến, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết hiện sở đã tiếp nhận thông tin phản ánh. Tuy nhiên, hiện, kỳ thi vào lớp 10 chưa kết thúc, vẫn còn các môn thi chuyên trong ngày hôm nay. Do đó, các thành viên của hội đồng ra đề vẫn đang trong khu cách ly.
Sở sẽ làm việc với hội đồng ra đề sau khi môn thi cuối kết thúc vào 16h30. Sau khi xác minh cụ thể, sở sẽ có phương án xử lý theo đúng quy định, trên tinh thần bảo đảm quyền lợi và sự công bằng tối đa cho thí sinh.
Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn
Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.
Ngọc Bích
Theo: ZINGNEWS.VN |