Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Lý do nhiều nhà hàng ở Thảo Điền đóng cửa vào Thứ hai

19/11/2022 (11:10:48)

Khác với công việc văn phòng, nhiều nhà hàng và quán ăn chọn ngày đầu tuần là ngày nghỉ.

Như thường lệ, Mai Anh, nhân viên văn phòng làm việc ở quận 1 (TP.HCM), chọn ăn ngoài vào ngày đầu tuần bận rộn. Không gọi điện đặt bàn trước vì nghĩ rằng thứ hai sẽ vắng khách, cô đến thẳng quán ăn ở khu vực Thảo Điền (TP Thủ Đức). Tuy nhiên, Mai Anh không biết quán ăn đóng cửa thứ hai hàng tuần.

"Mình từng đến đây vài lần, nhưng vào cuối tuần. Cũng không để ý thời gian hoạt động quán dán ngay trên cửa ra vào nên cứ đến thẳng mà không điện trước. Lúc đó, mình mở điện thoại để tìm các quán lân cận thì thấy một vài quán cũng đóng cửa tương tự", Mai Anh bày tỏ.

Tại TP.HCM, không ít hàng quán chọn ngày nghỉ cố định trong tuần là thứ hai.

Khi thứ hai là ngày nghỉ

Do tính chất công việc, người làm trong ngành dịch vụ phải làm việc kể cả cuối tuần và ngày lễ. Họ hiếm có ngày nghỉ cố định như nhân viên chốn công sở.

Thanh Duy, nhân viên L'Herbanyste, chia sẻ nhà hàng nơi anh làm việc hoạt động trong giờ hành chính, 8-18h. Tuy nhiên, lượng khách vào thứ bảy và chủ nhật khá đông khiến anh phải làm việc tối đa công suất. Ngày nghỉ cố định vào đầu tuần khiến Duy thấy hài lòng và thoải mái.

hang quan TP.HCM anh 1hang quan TP.HCM anh 2

Giờ hoạt động của nhiều nhà hàng ở Thảo Điền được thông báo ngay lối ra vào.

Trung Kiên, barista của Chill Corner (Thảo Điền), cũng đồng tình với ý kiến trên. Barista này đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực F&B và cảm thấy những ngày nghỉ như vậy thật sự quý giá. Vào ngày này, quán của Kiên thường tổ chức các buổi team building cho nhân viên hoặc họp đánh giá tình hình hoạt động.

Tuy nhiên, Kiên cho biết việc quán nghỉ cố định một ngày trong tuần đôi khi sẽ gây bất tiện cho nhân viên. Nếu có việc đột xuất ngoài ngày nghỉ này sẽ khó sắp xếp thời gian và có thể làm ảnh hưởng đến quán.

Trong khi đó, quản lý Bay Bistro cho rằng không chỉ nhân viên mà chủ quán và quản lý cửa hàng cũng cần thời gian nghỉ ngơi.

Các ngày cuối tuần và dịp lễ, Tết là thời gian bận rộn nhất của nhà hàng, quán ăn. Gần như mọi người phải hoạt động hết công suất nên một ngày nghỉ ngay sau đó là rất cần thiết cho cả nhân viên và cấp quản lý, đại diện Bay Bistro chia sẻ.

"Ngoài ra, các hàng quán trong lĩnh vực F&B thường sắp xếp nhân viên làm việc theo ca và chỉ giới hạn số lượng trong một ngày. Nếu hoạt động liên tục, quán bắt buộc phải thuê thêm nhân viên và tăng chi phí vận hành", người này giải thích.

Theo Mỹ Linh, food reviewer ở TP.HCM, việc một số hàng quán đóng cửa ngày đầu tuần ít nhiều ảnh hưởng đến công việc của cô và trải nghiệm của một số thực khách.

Tuy nhiên, Mỹ Linh đánh giá đây là một lựa chọn an toàn cho các hàng quán khi tình hình kinh tế không ổn định và sự cạnh tranh trong lĩnh vực F&B tăng cao.

"Ở TP.HCM, thực khách dễ dàng tìm được nhiều hàng quán mới lạ về cả phong cách và mô hình hoạt động. Điều này khiến tính cạnh tranh trong lĩnh vực F&B ngày càng cao. Để đảm bảo doanh thu, việc đóng cửa một vài ngày cố định trong tuần là giải pháp được một số chủ quán lựa chọn", Linh bày tỏ.

Bài toán vận hành

Giải thích việc nhà hàng thường chọn thứ hai là ngày nghỉ, ông Peter Cuong Franklin, chủ nhà hàng Anan Saigon, cho biết ngay từ khi mới mở cửa cách đây 6 năm, nhà hàng đã duy trì hoạt động 6 ngày mỗi tuần.

Đóng cửa vào thứ hai và chỉ phục vụ bữa tối là hai quyết định quan trọng để nhà hàng kiểm soát chất lượng hoạt động và duy trì tính hệ thống trong quá trình vận hành.

hang quan TP.HCM anh 3

Chủ nhà hàng kiêm đầu bếp Peter Cuong Franklin chuẩn bị bữa ăn cho khách.

Vì tính chất công việc của ngành dịch vụ, nhân viên cần một ngày nghỉ ngơi trọn vẹn mỗi tuần, dành thời gian cho bạn bè và gia đình. Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Peter và đội ngũ vận hành nhà hàng chọn thứ hai là ngày phù hợp nhất để đóng cửa.

"Lượng khách ngày đầu tuần thường ít. Vào ngày nghỉ này, tôi cùng nhóm vận hành dành thời gian để họp bàn định hướng phát triển, bảo trì cơ sở vật chất, đào tạo quản lý...", Peter giải thích thêm.

Cùng quan điểm, Chris Thompton, food blogger người Anh sinh sống tại TP.HCM 9 năm, cho rằng việc các nhà hàng đóng cửa một ngày trong tuần là để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi trọn vẹn. Những người làm trong ngành dịch vụ gần như không có ngày nghỉ đúng nghĩa. Hơn nữa, ngày nghỉ này cũng là lúc nhà hàng tổng vệ sinh bếp, khu vực ăn uống.

"Trong ngành F&B, thứ hai vốn được coi là ngày tĩnh lặng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thứ ba mới là ngày ít khách nhất trong tuần", Thompton nhận định.

Trong khi đó, dưới góc nhìn nghiên cứu thị trường, Tạ Minh Trang, thạc sĩ quản trị vận hành chuỗi cung ứng Đại học Nottingham (Anh) cho rằng việc các nhà hàng chọn nghỉ một ngày trong tuần thực chất là một bài toán vận hành.

Trong lĩnh vực F&B, các hàng quán phải vận hành cả tuần, cuối tuần là ngày làm việc tối đa công suất, đóng cửa vào thứ hai là lựa chọn hợp lý.

"Đầu tuần thường vắng khách. Những nhà hàng ít nhân viên nếu mở cửa vào thứ hai sẽ dễ dẫn đến thâm hụt chi phí vận hành, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện giờ. Để hoạt động hiệu quả, họ phải thực hiện bài toán: Lợi nhuận = doanh thu - chi phí", Minh Trang lý giải.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Bích Phương - Vân Khanh

Theo: ZINGNEWS.VN


Du lịch (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Du lịch (Tin mới)
Du lịch (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05