Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Guardian: Nhiều giáo viên Anh bỏ bữa để đủ sống

09/04/2023 (06:05:31)

Mức lương không theo kịp chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, nhiều giáo viên trẻ tuổi ở Anh phải bỏ bữa và cắt giảm chi tiêu. Một số khác phải làm thêm công việc thứ 2 để có đủ chi phí.

Cuộc đình công đòi tăng lương của giáo viên diễn ra ở Eastbourne, East Sussex vào ngày 1/2. Ảnh: Jon Santa Cruz/Rex/Shutterstock.

Theo Guardian, mới đây, hơn 8.000 giáo viên trường công lập ở Anh đã tham gia một cuộc khảo sát mới đây do Công đoàn Giáo dục Quốc gia Anh (NEU) thực hiện.

Kết quả chỉ ra 34% giáo viên từ 29 tuổi trở xuống buộc phải bỏ bữa và chi tiêu ít hơn cho việc ăn uống bởi mức lương họ nhận được không theo kịp chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Trong khi đó, 20% nói rằng bên cạnh công việc giảng dạy toàn thời gian, họ buộc phải làm công việc thứ 2 để có thêm thu nhập. Ngoài ra, cứ 10 giáo viên trẻ lại có hơn một người cho biết họ dự kiến không còn làm việc trong ngành giáo dục trong thời gian 2 năm nữa.

Khối lượng công việc quá tải, sự thiếu tin tưởng từ chính phủ cũng như mức lương không theo kịp chi phí sinh hoạt là những lý do chính khiến họ rời bỏ nghề giáo.

“Tôi cảm thấy mình đang liên tục sống bên bờ vực của sự suy sụp, nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục. Tiền lương của tôi không đủ để chi tiêu trong tháng và tôi liên tục bị lậm chi”, một giáo viên nói.

Trong khi đó, một giáo viên khác cho biết người này thường xuyên phải sử dụng thực phẩm hỗ trợ từ ngân hàng thực phẩm vì tiền lương không đủ trang trải các khoản chi tiêu, bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện và gas.

"Thật xấu hổ khi tôi là một giáo viên - công việc được cho là trả lương cao và đáng kính - nhưng tôi không đủ tiền để sống", giáo viên này nói.

Bà Mary Bousted, Tổng thư ký của NEU, nhận định một thực tế rõ ràng hiện nay là rất nhiều người phải làm công việc thứ 2 để tồn tại. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người sẽ bỏ nghề hoặc có ý định làm 2 công việc một lúc trong tương lai gần.

"Điều này không khác gì bi kịch và đang lãng phí nguồn nhân lực", bà Bousted nói.

Theo Reuters, nước Anh đang trải qua làn sóng bất ổn tồi tệ nhất của công nhân kể từ những năm 1980. Các cuộc đình công đòi tăng lương ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày khi lạm phát lên tới hơn 10%, cao nhất trong 4 thập kỷ.

Vào đầu tháng 2, ước tính có tới 500.000 giảng viên đại học, giáo viên, viên chức và nhân viên lái tàu đình công để yêu cầu tăng lương và điều kiện làm việc tốt hơn. 23.000 trường học trên toàn nước Anh đã phải đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần vào các ngày đình công dự kiến.

NEU cho biết họ muốn tăng lương cao hơn lạm phát để ngăn chặn hành động đình công của hàng trăm nghìn giáo viên.

Tuy nhiên, Chính phủ Anh đề nghị sẽ thanh toán lương một lần trong năm nay (1.000 bảng Anh) và tăng lương trung bình 4,5% trong năm tài chính tiếp theo nhằm chấm dứt một loạt cuộc đình công. Việc tăng lương cao hơn sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát ở nước này.

Tuy nhiên, ngày 3/4, 98% giáo viên Anh đã bỏ phiếu từ chối hoàn toàn đề nghị trả lương từ Chính phủ Anh, các giáo viên sẽ có thêm 2 ngày đình công vào ngày 27/4 và 2/5.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Ngọc Bích

Theo: ZINGNEWS.VN


Giáo dục (Tin trước)