Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Giảm áp lực tăng lãi suất, tỷ giá cho doanh nghiệp

28/10/2022 (16:19:12)

Đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho rằng Việt Nam cần giảm áp lực tăng tỷ giá, tăng lãi suất cho doanh nghiệp trong thời gian tới bằng cách tạo nguồn thu và giảm chi ngoại hối.

  • Chiều 28/10 là buổi cuối trong 2 ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
  • Ba tư lệnh ngành đăng đàn giải trình làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội, gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính. Ngoài ra, dự kiến một phó thủ tướng tham gia làm rõ thêm các vấn đề đại biểu đề cập.
  • Thao luan Quoc hoi anh 1

    Đề cập đến chất lượng nhân sự trong bộ máy Nhà nước, Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) kiến nghị tập chung vào mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tránh lạm quyền.

    Liên quan đến câu chuyện lò ấp tiến sĩ, đại biểu đề nghị tổng rà soát tiến sĩ, mà trọng tâm là cán bộ trung cao cấp của bộ máy Nhà nước để sàng lọc chất lượng nhân sự cho bộ máy.

    Ông cũng kiến nghị Quốc hội cần có nghị quyết riêng về tự chủ toàn diện đối với đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục và y tế, trong đó cho các đơn vị độc lập tự về mô hình hoạt động, tự chủ về nhân sự, tự chủ về ngân sách và về thẩm quyền đầu tư. Như vậy mới có đột phá về chất lượng nhân sự. Nếu trao quyền nửa vời thì khó cải thiện chất lượng nhân sự.

    Đại biểu Vân nhắc lại vừa qua các cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý nghiêm một số doanh nhân vi phạm lĩnh vực chứng khoán. Đây là giải pháp rất đúng đắn để kịp thời để lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có đối tượng tung tin bịa tạc về các giải pháp này, đại biểu kiến nghị cần xử lý nghiêm, đồng thời cũng cần có chính sách khoan dung với doanh nhân ăn năn hối cải được chuộc lỗi.

    Liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng, đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm rà soát lại cách tính giá điện mua vào, đồng thời điều chỉnh với giá điện tái tạo, điện rác phù hợp với nhu cầu cạnh tranh giá; có biện pháp tài chính, bù giá bao tiêu với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn để tăng cường nguồn cung cho xã hội.

  • Cần giảm áp lực tăng tỷ giá, lãi suất

    Thao luan Quoc hoi anh 2

    Nhận định từ nay đến cuối năm và năm 2023 có rất nhiều thách thức đặt ra đối với nền kinh tế, đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho rằng Việt Nam cần giảm áp lực tăng tỷ giá, tăng lãi suất trong thời gian tới bằng cách tạo nguồn thu và giảm chi ngoại hối.

    Theo đó, ông cho rằng cần đưa các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo vào diện hỗ trợ tiếp cận tín dụng, giảm, giãn thuế, đơn giản hóa thủ tục để khuyến khích doanh nghiệp tập trung xuất khẩu, tăng nguồn thu.

    "Với doanh nghiệp nhập khẩu, đại biểu cho rằng cần khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường bằng cách sử dụng nhiều ngoại tệ khác nhau, tránh phụ thuộc quá nhiều vào USD", ông nói.

    Bên cạnh đó, đại biểu Tuấn cho rằng cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng nhằm ổn định tỷ giá, tránh cú sốc ngắn hạn. Ngân hàng Nhà nước cần ước lượng được tổng giá trị giao dịch bình quân, nhu cầu tín dụng, nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế để có giải pháp điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông.

    "Đối với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2023, Chính phủ cần bổ sung chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và cân đối nguồn lực để thực hiện. Ngoài ra, Chính phủ cần xem xét lại chỉ tiêu giao thu ngân sách cho các tỉnh, đặc biệt là TP.HCM thay vì 10% xuống mức 4-5%", ông đề xuất.

  • Yêu cầu rà soát lại quy trình quản lý, điều hành xăng dầu

    Thao luan Quoc hoi anh 3

    Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) nhận định tình hình nguồn cung ứng, bán lẻ xăng dầu diễn biến phức tạp. Thực tiễn rối loạn thị trường xăng dầu xảy ra cục bộ ở một số địa phương đặt ra yêu cầu cấp bách về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    Từ đó, bà đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính rà soát lại quy trình quản lý, điều hành xăng dầu từ khâu sản xuất, phân phối, điều hành giá, tiết giảm chi phí trung gian, có chính sách thuế phù hợp. Đồng thời, bà nhấn mạnh cần đánh giá lại việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.

    Thứ hai, nữ đại biểu đề nghị cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh mặt hàng thiết yếu này. Vần đề dự trữ xăng dầu cũng được đề nghị tăng cường nguồn lực, xây dựng các kho dự trữ xăng dầu quốc gia, đảm bảo trữ lượng phục vụ thị trường trong thời gian dài, ứng phó với giá thế giới biến động.

    Về lâu dài, bà đề nghị cần mở rộng sản xuất trong nước, trong đó cần tính toán nâng cấp quy mô Nhà máy lọc dầu Dung Quất và xây dựng Trung tâm năng lượng dầu khí quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất để phát triển công nghiệp năng lượng.

    Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đại biểu Sương cho rằng có giai đoạn tăng nóng, cơ cấu thị trường còn thiếu cân đối, chất lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chưa cao, việc sử dụng vốn huy động sai mục đích còn diễn ra. Trong đó, bà lấy ví dụ về các doanh nghiệp bất động sản có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, tình hình kém lành mạnh có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản tín dụng hoặc nợ trái phiếu đến hạn.

    “Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với quản lý điều hành hoạt động của các tổ chức tín dụng, quản lý thị trường chứng khoán và hoạt động bất động sản”, bà nói đồng thời đề nghị cần đánh giá về mức độ của các sai phạm trong thời gian qua đã tác động ra sao tới nền kinh tế, thị trường vốn từ đó có giải pháp phù hợp đảm bảo sự phát triển lành mạnh.

  • Thao luan Quoc hoi anh 4

    Dành thời gian nói về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách trong đầu tư, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) cho biết hiện nay nhiều dự án đã và đang thi công bỏ hoang không được đưa vào sử dụng, trong đó có các bệnh viện.

    Tuy nhiên, một số bệnh viện hiện nay lại thiếu trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, các công trình đầu tư đội vốn xảy ra nhiều.

    "Do đó, để xử lý tình trạng này cần mạnh tay xử lý các sai phạm liên quan đến lãng phí, chậm tiến độ làm giảm hiệu quả đầu tư của đồng vốn ngân sách", đại biểu tỉnh Gia Lai nhấn mạnh.

  • Thao luan Quoc hoi anh 5

    Đại biểu Lâm Văn Đoan (Lâm Đồng) kiến nghị Chính phủ cần xem xét, cải cách chính sách an sinh xã hội, hài hòa với chuẩn mực quốc tế. Hiện nay chính sách chưa thiết kế phù hợp với chuẩn một số nước trong khu vực, chưa xây dựng được mức sàn an sinh xã hội tối thiểu…

    Đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp cho người có công, thời gian áp dụng từ năm 2023. Ngoài ra, cần quan tâm mức trợ cấp bảo trợ xã hội thỏa đáng, đặc biệt nhóm yếu thế để không ai bị bỏ lại phía sau; phân bổ ngân sách cho chương trình giảm nghèo.

  • Gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc

    Thao luan Quoc hoi anh 6

    Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng trước thực trạng vừa qua đã có gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc, bỏ việc dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư.

    Đây là điều rất bình thường theo quy luật kinh tế thị trường và quy luật giá trị. Nhưng đây lại là một điều bất thường khi nó xảy ra trong một thời gian ngắn, tập trung vào khoảng thời gian tháng 6/2021 đến tháng 6/2022.

    "Chính sự bất thường này đã làm cho chúng ta vừa mừng vừa lo, mừng khi khu vực tư tăng trưởng tốt sẽ thúc đẩy đất nước phát triển nhanh hơn nhưng rất lo vì đây là hồi chuông cảnh báo về chủ trương chính sách đầu tư cho con người ở khu vực công, nhất là ngành y", đại biểu nói và cho rằng điều này sẽ phát sinh nhiều hệ lụy cho đất nước trong tương lai.

    Theo đó, đại biểu kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ trước mắt cần thực hiện tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức từ ngày 1/1/2023 thay vì ngày 1/7/2023. Về lâu dài, ông đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức chuyên nghiệp, liêm chính.

  • Thao luan Quoc hoi anh 7

    Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) ghi nhận những khó khăn của ngành Y tế, đồng thời bà kiến nghị Quốc hội đưa vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế vào nghị quyết chung của kỳ họp.

    Ngoài ra, để tháo gỡ Thẻ vàng của Ủy ban châu Âu, bà Yến kiến nghị hoàn thành giám sát dữ liệu hành trình tàu cá với các tỉnh có biển. Tăng cường lực lượng giám sát khai thác biển, chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác. Quan tâm kinh tế số và nguồn nhân lực, hạ tầng số.

  • Rút gọn một số chính sách để giảm áp lực lạm phát

    Thao luan Quoc hoi anh 8

    Đại biểu Hoàng Đức Chính (Hòa Bình) cho biết từ thực tiễn và ý kiến kiến nghị của các cử tri, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm, miễn giảm thuế để giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

    Đồng thời, ông Chính kiến nghị các cơ quan quản lý nghiên cứu rút gọn một số chính sách không có khả năng thực hiện để giảm áp lực lạm phát. Đặc biệt trong việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023, đại biểu Quốc hội đoàn Hòa Bình đề nghị rà soát, xác định lại mức vốn kế hoạch, chỉ xem xét bố trí vốn cho các dự án có đầy đủ thủ tục đầu tư và khả năng giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công.

     Đối với các dự án cấp bách, cấp thiết thuộc danh mục bố trí vốn nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa đầy đủ thủ tục đầu tư, ông Chính đề nghị xem xét bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công năm 2024-2025. Ngoài ra, ông cũng đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân nguồn vốn này so với quy định tại Nghị quyết số 43 để phù hợp với điều kiện thực tế.

  • Bất công với người hoạt động không chuyên trách cấp xã

    Thao luan Quoc hoi anh 9

    Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng hiện nay nguồn lực và chế độ chính sách cho UBND cấp xã không tương xứng với trách nhiệm, nhất là đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Cụ thể, họ không được tăng lương, không công tác phí, phụ cấp, bảo hiểm xã hội...

    "Bất công này đã tồn tại từ lâu và đã được cử tri kiến nghị. Chính phủ cũng đã trả lời nhưng chưa thỏa đáng. Tâm lý bất mãn và thiếu nhiệt huyết trong công việc của người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng phổ biến", đại biểu phán ánh.

    Đại biểu dẫn chứng hiện nay tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, áp lực tháo gỡ thẻ vàng của EC càng lớn, phụ cấp cho 15 ngày đi biển của một thuyền viên chỉ gần 3 triệu đồng, mỗi năm chỉ được 3 chuyến biển nhưng hiện nay không được áp dụng. Đến nay đã có 23% thuyền viên nghỉ việc.

    Hay để vào được ngành y, sinh viên phải đạt số điểm rất cao, trải qua 6 năm với học phí không nhỏ và sau khi ra trường phải mất tối thiểu 18 tháng tập sự. Đi làm với mức thu nhập 4-5 triệu đồng không đủ sinh hoạt, gặp nhiều rủi ro trong công việc...

    Từ thực tiễn trên, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có lộ trình để chuyển đổi người hoạt động không chuyên trách cấp xã sang công chức theo đúng vị trí việc làm và tương ứng với khối lượng công việc được giao ngày càng nhiều ở cơ sở để bảo đảm chế độ, chính sách đầy đủ, công bằng, giải tỏa tâm lý bất mãn trong nhóm đối tượng này trước khi quá muộn.

    "Trong khi chờ Chính phủ có đủ điều kiện thực hiện chế độ, chính sách cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, đại biểu đề nghị Chính phủ định kỳ mỗi 3 năm nâng mức phụ cấp cho nhóm đối tượng này theo một tỷ lệ nhất định, phù hợp với điều kiện đảm bảo ngân sách quốc gia...", đại biểu nói.

  • Nhiều doanh nghiệp đang thực sự khát vốn

    Thao luan Quoc hoi anh 10

    Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) đề cập 2 vấn đề.

    Thứ nhất, tại Nghị quyết 06 ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam có để cập việc bắt buộc đưa chí tiêu phát triển nhà ở xã hội vào chỉ tiêu 5 năm, hàng năm của từng tỉnh và cả nước. Từ đó, ông đề nghị đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và cả nhiệm kỳ 2021-2025.

    Thứ hai, ông Hùng mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước là 14%. Đây được đánh giá mức cao so với các nước trung khu vực là 8-10%. Trong bối cảnh chúng ta giữ được chỉ số lạm phát dự báo ở khoảng 3,67-3,87% (thấp hơn mức 4% đề ra). Vì vậy các nhà đầu tư kỳ vọng nguồn vốn trên thị thường sẽ dồi dào và dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, vị đại biểu cho rằng thực tế doanh nghiệp đang thực sự khát vốn, nhiều dự án bị đình trệ do không thể tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng trong bối cảnh thị trường chứng khoán, trái phiếu gặp rất nhiều khó khăn sau sự cố FLC và Tân Hoàng Minh.

    Để giải bài toán thiếu vốn cho nền kinh tế, không làm gãy đà tăng trưởng từ đầu năm, ông Hùng đề xuất 5 giải pháp. Một là, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát. Hai là, có cơ chế điều chỉnh dòng vốn vào các ngành sản xuất hiệu quả, ổn định, bền vững, tránh việc cung tiền vào các lĩnh vực có rủi ro cao. Ba là, các tổ chức tín dụng cần có sự chia sẻ với nền kinh tế, chấp nhận thu hẹp biên lãi ròng bằng các nâng cao năng lực quản trị, cắt giảm chi phí, ổn định lãi suất cho vay. Bốn là, triển khai hiệu quả Nghị quyết 43. Năm là sớm phục hồi trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.

  • Đại biểu lo ngại giá hàng hóa tăng khi lương cơ sở tăng

    Thao luan Quoc hoi anh 11

    Về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) đề nghị Chính phủ quan tâm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương các thủ tục giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội.

    "Nhất là vướng mắc liên quan đến thẩm quyền Chính phủ, các bộ ngành trung ương để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đặc biệt là trong các dự án cao tốc, nâng cấp đường quốc lộ", đại biểu nhấn mạnh.

    Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Chính phủ có biện pháp kiểm soát lạm phát, giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp và giá các loại hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.

    Đồng thời, tăng cường đảm bảo tự chủ nguyên vật liệu trong nước nhằm giảm lạm phát. "Đặc biệt, khi Chính phủ tăng lương cơ sở là lý do để các mặt hàng khác tăng theo khiến chính sách tăng lương này không đạt mục tiêu đề ra", đại biểu nói.

  • Thao luan Quoc hoi anh 12

    Thảo luận tại nghị trường, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho biết theo báo cáo từ khóa XIV đến nay còn 614 kiến nghị của cử tri chưa có kết quả giải quyết, các văn bản pháp luật chưa rõ ràng, chậm tháo gỡ.Đại biểu cho rằng Chính phủ, các bộ, ngành cần sớm rà soát, tháo gỡ, khơi thông sự tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước, thu hút đầu tư cho sự phát triển. Đồng thời, các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát việc ban hành các văn bản dưới luật, kịp thời có ý kiến nếu có việc ban hành văn bản không đúng với tinh thần của luật.

    "Với các địa phương có nguồn thu ngân sách còn khó khăn, trung ương phải điều tiết khả năng nguồn lực để kêu gọi thu hút đầu tư", đại biểu Hương cho biết.

  • Tăng lãi suất điều hành cần giám sát lãi suất đầu ra

    Thao luan Quoc hoi anh 13

    Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung (Yên Bái) nêu 4 kiến nghị liên quan lĩnh vực tài chính ngân hàng.

    Thứ nhất, việc tăng lãi suất cơ bản là cần thiết, nhưng Chính phủ cần giám sát lãi suất đầu ra để không hạn chế việc các thành phần kinh tế tiếp cận vốn.

    Đại biểu Quốc hội cho biết theo phản ánh của doanh nghiệp hiện nay, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay do ngân hàng thương mại hết "room tín" dụng, ngân hàng thiếu vốn cho vay chưa thu hồi được nợ đến hạn hoặc khó huy động tiền gửi. Những khó khăn này ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

    Thứ hai, cần có kịch bản chủ động trong việc điều hành lãi suất, để khơi thông nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và kiểm soát lạm phát. Ba là, thực hiện hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ lãi suất 2%. Bốn là trong khi thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, Chính phủ cần quyết liệt trong việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là với các dự án cơ sở hạ tầng.

    Theo ông Trung, để đảm bảo ổn định thị trường tài chính, thị trường vốn, góp phần phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, Chính phủ cần quan tâm đến việc tăng lãi suất cơ bản và điều chỉnh biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần có các kịch bản chủ động trong điều hành lãi suất tỷ giá cùng với các biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo huy động, khơi thông các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh vừa kiểm soát lạm phát. Khẩn trương rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập thời gian qua để phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp.



  • Thao luan Quoc hoi anh 14

    Phát biểu tại hội trường, đại biểu Quốc hội đoàn Hải Dương - Nguyễn Thị Việt Nga - cho biết trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu ước thực hiện năm 2022 đươc nêu tại phụ lục báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu thứ 5 về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu duy nhất ước không đạt trong năm, thậm chí thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2021 (năm 2021 đạt 4,71% trong khi GDP tăng chỉ có 2,8%). Và con số chênh giữa mục tiêu đề ra và ước thực hiện là khá lớn, khi mục tiêu đề ra là 5,5% nhưng ước thực hiện chỉ ở mức từ 3,8 – 4,3%.

    Theo bà Nga tốc độ tăng năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng. Nhìn vào tốc độ tăng năng suất lao động có thể đánh giá được hiệu suất làm việc của lao động và là yếu tố cơ bản, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

    Trong Báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng năng suất lao động năm 2022 không đạt trong khi các chỉ tiêu khác để đảm bảo cho tăng trưởng năng suất lao động đều đạt và vượt. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp, ý thức lao động chưa cao, tiềm năng lao động chưa được khai thác tốt.

    Điều đáng suy nghĩ là trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm, 10 năm đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất lao động nhưng chỉ số tăng năng suất lao động của chúng ta ngày càng tỷ lệ nghịch với những nỗ lực đó.

    Giai đoạn 2016-2021, năng suất lao động tăng bình quân 5,8%/năm; năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, GDP chỉ tăng 2,8% năng suất lao động tăng 4,71%. Sang 2022, GDP ước tăng 8% thì năng suất lao động chỉ ước tăng từ 3,8 đến 4,3%.

    Theo nữ đại biểu Quốc hội, hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước ASEAN. Bởi vậy, trong năm 2023 và các năm tiếp theo, nếu không quyết tâm và nỗ lực để nâng cao hơn nữa năng suất lao động thì không thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia và điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, nhất là khi Việt Nam phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, già hóa lao động trong vòng 20 năm tới.

  • Mở đầu phiên thảo luận chiều, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết trong chiều 28/10, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

    Đồng thời, các đại biểu Quốc hội, các tư lệnh ngành, Chính phủ sẽ thảo luận về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

    Thao luan Quoc hoi anh 15

Nhóm phóng viên

Theo: ZINGNEWS.VN


Kinh doanh (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Kinh doanh (Tin mới)
Kinh doanh (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05