Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Giá xăng ngày mai có thể tăng tiếp

11/06/2023 (18:52:10)


Trước diễn biến của giá dầu thô thế giới, doanh nghiệp dự báo giá xăng dầu trong nước có thể tăng tiếp khoảng 100-200 đồng/lít hoặc giữ nguyên trong kỳ điều hành ngày mai.

Do kỳ điều chỉnh ngày 11/6 trùng vào chủ nhật, do đó, theo quy định tại Nghị định 95, thời gian điều chỉnh giá xăng dầu sẽ được lùi vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, tức ngày mai (12/6).

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối miền Nam cho biết từ kỳ điều hành trước giá dầu thô có xu hướng tăng sau quyết định cắt giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày vào tháng 7 tới của Saudi Arabia. Đến ngày 7/6, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore ở mức 92,43 USD/thùng xăng RON 95 và 87,44 USD/thùng với xăng RON 92.

Theo đó, nhiều khả năng giá xăng dầu ngày mai tăng khoảng 100-200 đồng/lít, thậm chí có thể giữ nguyên hoặc giảm tùy theo mức điều chỉnh còn phụ thuộc vào quyết định sử dụng quỹ bình ổn của cơ quan điều hành.

Tương tự, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng cho biết giá xăng có thể tăng nhẹ hoặc giữ nguyên trong kỳ điều hành ngày mai. Hiện, mức chiết khấu xăng dầu nhiều kho đang ở mức 600 đồng/lít.

Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ tăng 3 lần liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 9 lần tăng, 6 lần giảm và một lần giữ nguyên.

DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG DẦU THỜI GIAN QUA

Nhãn 1/8 11/8 22/8 5/9 12/9 3/10 11/10 21/10 1/11 11/11 21/11 1/12 12/12 21/12 1/1/2023 3/1 11/1 30/1 13/2 21/2 1/3 13/3 21/3 3/4 11/4 21/4 4/5 11/5 22/5 1/6
E5 RON 92 đồng/lít 24620 23720 23720 23350 22230 20730 21290 21490 21870 22710 22670 21670 20340 19970 21020 21350 21350 22320 22860 22540 22420 22800 22020 22080 22880 22680 21430 20130 20480 20870
RON 95
25600 24660 24660 24230 24230 21440 22000 22340 22750 23860 23780 22700 21200 20700 21800 22150 22150 23140 23760 23440 23320 23810 23030 23120 23930 23630 22320 21000 21490 22010

Hiện, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối tiếp tục dương lớn. Trong đó, tính đến 1/6, Petrolimex dương 3.005 tỷ đồng, PVOil âm 96,72 tỷ đồng, Saigon Petro dương 329 tỷ đồng, Petimex dương 446 tỷ đồng...

Tại phiên thảo luận Quốc hội về kinh tế - xã hội sáng 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho biết có ý kiến đề xuất bỏ quỹ bình ổn xăng dầu để đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường, không bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, công khai, minh bạch, dự đoán được sự biến động giá thế giới.

Theo đại biểu, cử tri đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của quỹ này. "Cử tri cũng cho rằng Nhà nước chỉ nên can thiệp khi có những biến động lớn về giá có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh bằng các công cụ chính sách để bình ổn thị trường như thuế và dự trữ quốc gia", đại biểu nói.

Về thị trường dầu thế giới, Saudi Arabia đã cam kết cắt giảm sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng 7, nhưng điều đó là không đủ để duy trì đà tăng cho giá dầu. Theo Trading Economics, tại thời điểm ngày 11/6, giá dầu Brent chuẩn toàn cầu xuống ngưỡng 74,9 USD/thùng, dầu WTI ở mức 70,17 USD/thùng.

Các tín hiệu tiêu cực từ những nền kinh tế lớn đang tạo sức ép lớn lên thị trường dầu, bất chấp mong muốn ổn định giá dầu của các thành viên OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh).

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Thương

Theo: ZINGNEWS.VN


Kinh doanh (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Kinh doanh (Tin mới)
Kinh doanh (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05