Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Gần 5.500 lao động bị nợ lương hơn 56 tỷ đồng

26/02/2023 (14:17:52)

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, có 36 doanh nghiệp nợ hơn 74 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động. Đến nay mới trả được gần 18 tỷ đồng tiền lương của 486 lao động.

Nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp đơn hàng thời điểm cuối năm. Ảnh: Phạm Ngôn.

Thông tin về tình hình lao động, việc làm những tháng đầu năm, bà Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban quan hệ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết theo báo cáo từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1, có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 lao động.

"Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75%), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng) và chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía nam như TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang...", bà Hà thông tin.

Có 36 doanh nghiệp ở 16 tỉnh, thành nợ hơn 74 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động, bình quân nợ 12,4 triệu đồng/người. Đến nay đã giải quyết gần 18 tỷ đồng tiền lương của 486 người lao động; chưa giải quyết hơn 56 tỷ đồng tiền lương của 5.493 người lao động.

Trước tình hình trên, lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết thống nhất thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Khoảng 1.300 doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng
(giai đoạn 9/2022-1/2023)
Số lao động bị giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương491.212 người
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương7.000 người
Chấm dứt hợp đồng lao động48.623 người

So với năm 2021, số doanh nghiệp, người lao động và tổng số tiền nợ đều giảm nhưng mức nợ lương bình quân tính trên lao động cao hơn (năm 2021 là 62 doanh nghiệp nợ 79 tỷ đồng tiền lương của 8.300 người lao động, bình quân nợ 9,6 triệu đồng/người).

Ngoài ra, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022.

Trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (tính trong tháng 12/2022 và hết tháng 1), cả nước xảy ra 26 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 25 cuộc so với dịp Tết Nguyên đán năm 2022 (xảy ra 51 cuộc). Tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể không phức tạp so với các năm trước.

"Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp, ngừng việc là do doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động không đồng tình với mức thưởng Tết, đề nghị bảo đảm chất lượng bữa ăn ca, thái độ của quản lý đối với người lao động không phù hợp", bà Hà cho biết.

Mới đây, do ít đơn hàng sản xuất, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM) - doanh nghiệp có nhiều lao động nhất cả nước cho biết sẽ không tiếp tục ký hợp đồng lao động (khi hợp đồng lao động hết hạn) với khoảng 3.000 lao động có hợp đồng lao động 1-3 năm. Ngoài ra, công ty đã trao đổi với công đoàn cơ sở, dự kiến tháng 2 sẽ cắt giảm 3.000 lao động thuộc khu C và khu D.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Thương

Theo: ZINGNEWS.VN


Thời sự (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Thời sự (Tin mới)
Thời sự (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05