Call +84.99.6656.999 for ADS 01

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 mới sửa xong cáp quang biển

07/02/2023 (14:57:33)

Tuyến cáp quang biển APG và IA dự kiến được sửa lần lượt trong tháng 3 và 4, giúp khôi phục một phần lưu lượng Internet đi quốc tế.

Hình ảnh một đoạn cáp quang biển được sửa chữa. Ảnh: CTBTO.

Theo tiết lộ của một nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) tại Việt Nam, sự cố trên phân đoạn S9 hướng đi Singapore của tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) sẽ được sửa trong tháng 4. Đối với lỗi trên phân đoạn S6, kế hoạch khắc phục là vào 23-27/3.

Ngoài ra, đơn vị quản lý tuyến cáp Intra Asia (IA) đang xin cấp phép và đăng ký tàu sửa chữa. Thời gian khắc phục sự cố dự kiến vào giữa tháng 3.

Như vậy, phải đến nửa cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi các tuyến cáp hoàn thành sửa chữa, chất lượng Internet Việt Nam mới được khôi phục.

Các tuyến cáp này lần lượt gặp lỗi từ cuối tháng 12 và cuối tháng 1. Theo chia sẻ của đại diện Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks, đơn vị phụ trách phát triển hạ tầng cho doanh nghiệp), việc sửa chữa những tuyến cáp quang biển đều rất phức tạp, bao gồm cả việc xin phép ra vào vùng biển quốc tế để thực hiện.

"Cáp quang biển có nhiều phân đoạn với cấu tạo khác nhau, càng vào gần bờ thì càng phải được gia cường nhiều hơn. Mặc dù trông dày đặc thép gia cường như thế, nếu bị mỏ neo của một con tàu chở hàng cỡ vài chục nghìn tấn móc phải và rê đi thì sợi cáp đó cũng không khác sợi chỉ là bao", đại diện Viettel Networks cho biết.

Được đưa vào khai thác từ giữa tháng 12/2016, APG là tuyến cáp biển quan trọng, dung lượng lớn. Tuyến cáp có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

APG có chiều dài khoảng 10.400 km, được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương với băng thông tối đa 54 Tb/s. Tính từ đầu năm 2022, tuyến APG đã 5 lần gặp sự cố, lần lượt vào các tháng 4, 7, 9, 12/2022 và tháng 1/2023.

Tuyến IA có chiều dài 6.800 km, dung lượng 3,84 Tb/s và vận hành từ tháng 11/2009, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản. Đây là tuyến cáp quan trọng trong việc trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng tại Việt Nam và khu vực.

Bên cạnh APG và IA, còn 2 tuyến cáp quang biển gặp sự cố là Asia America Gateway (AAG), Asia - Africa - Euro 1 (AAE-1). Các nhà mạng hiện chưa nhận thông báo về lịch sửa chữa, khắc phục sự cố của 2 tuyến cáp trên.

Tuyến cáp AAG gặp trục trặc trên nhánh S1B, S1D tại hướng kết nối Singapore và nhánh S1H, S1I tại hướng đi Hong Kong. Hiện tại, chỉ có sự cố trên nhánh S1H được sửa xong.

Trong khi đó, tuyến AAE-1 gặp lỗi dò nguồn (shunt fault) từ tháng 11/2022 trên phân đoạn S1H.1 hướng Hong Kong và S1H.3 hướng Singapore. Sự cố trên nhánh S1H.3 được sửa vào 13/1.

IA, APG, AAG và AAE-1 là 4 trong 5 tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Tuyến cáp còn lại là SMW3 (SEA - ME - WE3). Việc 4/5 tuyến cáp quan trọng gặp lỗi khiến phần lớn lưu lượng Internet đi nước ngoài không thể sử dụng.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Phúc Thịnh

Theo: ZINGNEWS.VN


Khoa học Công nghệ (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Call +84.99.6656.999 for ADS 05