Call +84.99.6656.999 for ADS 01

'Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường'

27/10/2022 (15:00:51)

Số giáo viên nghỉ việc ở công lập là hơn 10.400, ngoài công lập hơn 5.800. Đáng lưu ý, toàn bộ số giáo viên nghỉ việc hoàn toàn chuyển ra khỏi ngành giáo dục.

  • Phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV diễn ra trong hai ngày 27-28/10.
  • Kết thúc phiên sáng 27/10, đã có 25 đại biểu phát biểu, 4 tranh luận, còn 118 đại biểu chờ phát biểu trong danh sách.
  • Khoảng 2,1 triệu đồng bào dân tộc thiểu số không tiếp tục đóng bảo hiểm y tế

    Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (tỉnh Bắc Kạn) cho biết trong khi người dân đồng bào dân tộc thiểu số đang dần quen với việc tìm đến bác sĩ, cơ sở y tế để thăm khám chữa bệnh thì nay lại đối mặt với việc không còn được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế nữa.

    Theo đó, nhiều nơi thoát khỏi huyện nghèo, xã khó khăn, khu vực 2, khu vực 3, người dân không được hỗ trợ nữa. Đại biểu đưa ra thống kê khoảng 2,1 triệu đồng bào dân tộc thiểu số không tiếp tục đóng bảo hiểm y tế.

    "Chính phủ cần chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để thấy được người dân khu vực 3, khu vực 2 nay là khu vực 1, cuộc sống đã thực sự hết khó khăn chưa, người dân đã có thể tự chỉ trả các khoản khám chữa bệnh lên tới 4 triệu đồng/lượt hay không?", bà nói.

    Theo đó, đại biểu kiến nghị Bộ Y tế và cơ quan bảo hiểm y tế quan tâm đến việc mua bảo hiểm y tế cho người dân ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

    thao luan o Quoc hoi anh 1

  • Cần giải quyết việc thiếu giáo viên khi đổi mới chương trình giáo dục

    Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa dẫn lại ý kiến các đại biểu trước đã phân tích rất nhiều nguyên nhân giáo viên nghỉ việc, trong đó có vấn đề về lương và áp lực công việc. Đồng thời, một bộ phận giáo viên không đủ điều kiện để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới khi được đào tạo đơn môn nhưng giờ phải dạy tích hợp.

    Dẫn lại kiến nghị của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang, bà Hoa cho rằng cần phân tích thật kỹ vấn đề lương, điều kiện làm việc của giáo viên.

    "Tôi cũng đề nghị ngành giáo dục quan tâm thêm khi chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng giáo viên thiếu rất nhiều. Vì vậy cần tham mưu cho Chính phủ có ý kiến với Quốc hội để giải quyết ngay vấn đề này", đại biểu nêu ý kiến.

  • “Giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường”

    Đăng ký tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nêu lại vấn đề về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo viên nghỉ việc.

    Theo bà Hoa, tính đến tháng 8/2022, số liệu do Cục Nhà giáo cung cấp cho thấy trong tổng hơn 16.200 giáo viên nghỉ việc, số giáo viên ở công lập là hơn 10.400 người, ngoài công lập là hơn 5.800 người. Đáng lưu ý, nghiên cứu chỉ ra toàn bộ số giáo viên nghỉ việc là hoàn toàn chuyển ra khỏi ngành giáo dục, chưa có số liệu giáo viên từ công lập chuyển sang tư thục.

    "Theo quan điểm của tôi, đây là hiện tượng không bình thường. Vấn đề là không chỉ có một bộ phận cán bộ công chức nghỉ việc mà là một số lượng quá lớn, trong bối cảnh chúng ta đang triển khai đổi mới chương trình phổ thông, cần rất nhiều giáo viên", bà Hoa nói.

    Ngoài ra, số liệu không phải của cả nước mà chủ yếu tập trung một số các tỉnh, thành phố là vùng đô thị, có nhiều khu công nghiệp.

    thao luan o Quoc hoi anh 2

  • Đề nghị bổ sung chỉ tiêu về mức tiêu hao năng lượng tạo ra GDP

    Đại biểu Trần Văn Tiến (tỉnh Vĩnh Phúc) đồng tình với các kết quả đạt được về kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022, song ông đánh giá vẫn còn nhiều hạn chế. Điển hình như tăng trưởng GDP tuy cao nhưng chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động; tăng năng suất lao động chưa đạt mục tiêu; thu ngân sách Nhà nước chưa bền vững, nợ đọng tăng; xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...

    "Cần rõ nguyên nhân về chỉ tiêu tăng tốc độ năng suất lao động không đạt mục tiêu và giải pháp năm 2023. Giải pháp nào để giải ngân vốn đầu tư công trong 3 tháng còn lại từ 46,7% lên 96% kế hoạch được giao. Đồng thời làm rõ nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại", đại biểu đề nghị.

    Về kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023, ông cho rằng cần nghiên cứu thêm về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động, tỷ lệ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt...

    “Đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu mức tiêu hao năng lượng để tạo ra 1 đồng GDP. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh kết quả đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật để giảm bớt tiêu hao năng lượng", đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh.

    thao luan o Quoc hoi anh 3

  • Giao cho địa phương trách nhiệm xử lý nước thải ở tỉnh

    Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng điểm nghẽn về hạ tầng như năng lượng, thủy lợi, cấp thoát nước, rác thải… vẫn chưa được báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đề cập rõ ràng. Ông nhấn mạnh đến hạ tầng về thủy lợi, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước.

    “Nếu không bắt tay xử lý ngay vấn đề xử lý nước thải thì năm 2030, khi nền kinh tế có quy mô 700 tỷ USD, chúng ta sẽ rất khó xử lý”, ông nói.

    Theo đại  biểu, hiện cũng chưa có cơ chế tốt để thu hút đầu tư tư nhân vào xử lý nước thải, cấp thoát nước. Ông đề xuất giao cho địa phương thêm trách nhiệm xử lý nước thải ở tỉnh, trước khi có văn bản pháp luật căn cơ hơn.

    Ngoài ra, đại biểu đề nghị xem lại chỉ tiêu số 14 về rác thải sinh hoạt. Hiện theo báo cáo thì số thu gom đạt 89%, nhìn chung là vượt kế hoạch. Nhưng theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ 70% rác thải đô thị được chôn lấp, chỉ khoảng 20% xử lý đạt vệ sinh.

    Do đó, đại biểu đề nghị cần có sự giám sát về chất thải rắn bởi con số báo cáo chỉ là số rác được thu gom chứ không phải là được xử lý. Ông đề nghị tập trung nguồn lực để tháo gỡ khi không thấy vấn đề.

    thao luan o Quoc hoi anh 4

  • Xem xét lại việc giảm 10% tinh giản biên chế giáo dục phổ thông

    Đề cập thêm đến giáo dục đào tạo, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang), nêu 3 vấn đề.

    Thứ nhất là đề xuất xem xét việc tinh giảm biên chế trong ngành giáo dục cho phù hợp hơn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong 10 năm qua, học sinh cả nước tăng 4 triệu, tương đương hơn 22%, trong khi đó số giáo viên chỉ tăng 8,7%. Nếu chỉ tính riêng bậc phổ thông tăng hơn 21%, còn giáo viên giảm 4,05%.

    Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước thiếu 95.000 giáo viên các cấp, đồng thời thừa giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương cấp học. Bộ đã khắc phục tình trạng này nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi. Ngoài ra, việc giảm 10% biên chế công chức hàng năm đối với giáo dục phổ thông gây ra tình trạng bất hợp lý, khó khăn cho ngành giáo dục.

    "Kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo đảm bảo lực lượng lao động cho ngành giáo dục theo định mức quy định với tinh thần có học sinh, có lớp học thì phải có đủ giáo viên; cân nhắc thêm việc giảm 10% biên chế không nên được thực hiện một cách cứng nhắc như các ngành khác", bà Hương nêu ý kiến.

    Thứ hai, đại biểu đề xuất điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) theo hướng có lợi nhất cho học sinh và hộ gia đình.

    Cụ thể, theo quy định nhóm tham gia BHYT, học sinh, sinh viên sẽ tham gia tại trường và không được mua BHYT theo hộ gia đình. Nhưng ở vùng nông thôn, các gia đình đông người thì nhiều trường hợp được hỗ trợ tại trường nhưng mức đóng vẫn cao hơn mức đóng giảm trừ tại hộ gia đình.

    "Nhiều phụ huynh mong muốn đóng BHYT cho con em tại hộ gia đình nhưng không được chấp nhận do vi phạm quy định của luật. Điều này tạo dư luận bức xúc và gây khó khăn cho ngành giáo dục trong tổ chức thực hiện. Đề nghị Chính phủ xem xét, thống nhất điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho học sinh và hộ gia đình, góp phần nhanh chóng khắc phục những bất cập này", bà Hương kiến nghị.

    Thứ ba, nữ đại biểu kiến nghị xem xét chương trình dạy học văn hóa hệ giáo dục thường xuyên trong trường trung cấp cao đẳng. Nhu cầu được vừa học văn hóa vừa học nghề là chính đáng và tỷ lệ này tăng mạnh ở nhiều địa phương nên cần được xem xét.

    thao luan o Quoc hoi anh 5

  • Nhất quán quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

    Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng Việt Nam không thể đi vay tiền để thuê các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt đô thị riêng lẻ và để lại hậu quả không đồng bộ, thiếu kết nối. Nếu Chính phủ ưu tiên đặt hàng cho các nhà đầu tư trong nước sẽ xây dựng một nền công nghiệp đường sắt độc lập, hiện đại. Đồng thời, ông nhấn mạnh khủng hoảng kinh tế sẽ đặt ra khó khăn với doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp nặng.

    Trong khó khăn, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ra đời nhờ đặt hàng của Chính phủ, giải pháp này giúp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

    Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần nhất quán quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế để nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, phát triển sản xuất.

  • Cần chuẩn bị hỗ trợ doanh nghiệp với kịch bản xấu nhất

    Đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) cho rằng trong năm 2023 kinh tế thế giới đối mặt với lạm phát và khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng làm thế nào vượt qua vòng xoáy khủng hoảng này.

    "Chúng ta không nên say sưa với thành công mà phải nhìn nhận những thách thức đặt ra phía trước", ông nhấn mạnh.

    Theo đại biểu, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế sản xuất nên có sẵn thị trường nội địa gần 100 triệu dân là bệ đỡ quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, cần tăng cường nguồn lực để doanh nghiệp giữ vững thị trường trong nước. Nếu khủng hoảng kinh tế, thị trường thế giới sẽ bị thu hẹp, phải tăng cường giữ vững thị trường trong nước đồng thời phải khai thác thế mạnh các hiệp định thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu.

    "Sau 2 năm, nợ của doanh nghiệp đang là một thách thức lớn. Sang năm 2023, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức khi chính sách tài khóa kết thúc, trong bối cảnh kinh tế nếu rơi vào khủng hoảng sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào phá sản", ông nói.

    Theo đại biểu, ngay từ bây giờ phải tính đến phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp xấu nhất. Ông đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp với chính sách tài khóa ngược, bởi nợ công vẫn trong mức kiểm soát (khoảng 60%). Theo đó, ông cho rằng thu ngân sách năm 2023 không nên đặt quá cao như năm 2022, song ông băn khoăn với kế hoạch bội chi năm 2023 chúng ta chỉ đặt ra 2,89%, thấp hơn năm 2022. Đây là yếu tố khó khả thi.

    "Chúng ta đã chuẩn bị nguồn lực đủ đủ lớn tăng vốn đầu tư công năm 2023 trong bối cảnh vốn giải ngân vốn đầu tư công khó cần đầu tư các dự án dở giang, dành một phần đầu dư công để hỗ trợ các tập đoàn kinh tế mạnh", ông nói.

    thao luan o Quoc hoi anh 6

Nhóm phóng viên

Ảnh: Phạm Thắng

Theo: ZINGNEWS.VN


Thời sự (Tin trước)


Cryptocurrency USDT-BTC on BITTREX

Last
Bid
Ask
High
Low
Vol. BTC
Vol. USDT
Open Buy
Open Sell
Thời sự (Tin mới)
Thời sự (Tin trước)
Call +84.99.6656.999 for ADS 05